Trung Quốc luôn là nước khởi nguồn các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Malaysia mới đây bày tỏ quan điểm không muốn đối đầu với Trung Quốc về Biển Đông. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố......
Malaysia không muốn có lập trường đối đầu với Trung Quốc về vùng Biển Đông tranh chấp và sự việc được nói là Bắc Kinh ngược đăi người Hồi giáo thiểu số Uighur, Thủ tướng Mahathir Mohamad nói trong một cuộc phỏng vấn được đăng hôm thứ Bảy.
Malaysia quá nhỏ bé để đối mặt với cường quốc Châu Á này, mặc dù các tàu Trung Quốc đi vào khảo sát dầu khí trong vùng biển của Malaysia ở Biển Đông mà không được phép, ông nói với một cơ quan tin tức trực tuyến trong chuyến thăm New York tuần này.
“Chúng tôi theo dơi những ǵ họ đang làm, chúng tôi báo cáo những ǵ họ đang làm, nhưng chúng tôi không đuổi họ đi hoặc t́m cách gây hấn,” ông Mahathir nói với BenarNews.
“Các nhà nước Malay đă tồn tại gần Trung Quốc suốt 2.000 năm qua. Chúng tôi tồn tại được bởi v́ chúng tôi biết cách xử sự. Chúng tôi không đi khắp nơi tỏ ra hung hăng khi chúng tôi không có năng lực, v́ vậy chúng tôi sử dụng các phương tiện khác.”
Ông nói rằng trong quá khứ Malaysia thường cống nạp cho Trung Quốc “hoa bằng vàng và bạc mỗi năm như biểu tượng của việc chúng tôi thần phục họ.”
Trong tháng này, Trung Quốc và Malaysia đă đồng ư thiết lập một cơ chế đối thoại chung cho Biển Đông, trong khi mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia.
Ông Mahathir cũng nói Trung Quốc có thể là lí do mà Malaysia, nước có đa số dân là người Hồi giáo, không lên tiếng chống lại Bắc Kinh về cáo buộc đàn áp người Hồi giáo Uighur.
“Bạn không thử và làm điều ǵ đó mà cuối cùng sẽ thất bại, v́ vậy tốt hơn là t́m những cách ít bạo lực hơn để không chọc giận Trung Quốc quá nhiều, bởi v́ Trung Quốc có lợi cho chúng tôi,” ông nói.
“Tất nhiên họ là đối tác thương mại lớn của chúng tôi và bạn không muốn làm điều ǵ mà cuối cùng sẽ thất bại, và trong quá tŕnh đó, chúng tôi cũng gánh chịu hậu quả.”
Liên Hiệp Quốc nói ít nhất 1 triệu người thuộc sắc dân Uighur và những người Hồi giáo khác đă bị câu lưu trong những nơi mà Trung Quốc mô tả là “trung tâm bồi huấn giáo dục và kĩ năng chức nghiệp” để bài trừ chủ nghĩa cực đoan và cung cấp cho mọi người những kĩ năng mới.