Thành phố nghèo nhất nước Pháp nhưng lại ra được dự án giảm rác, tiết kiệm tiền. Trong nhà riêng ở Roubaix, thành phố công nghiệp cũ nghèo nhất nước Pháp, y tá Magdalene Deleporte đang tự làm viên bọt tắm.
Magdalene Deleporte, 38 tuổi, cho hay việc tự làm "rất nhanh và siêu dễ" với công thức từ dầu dừa, bột nở và vài giọt tinh dầu thơm.
"Chỉ mất 5 phút, nó sẽ tan trong bồn tắm", cô nói.
Những nguyên liệu dùng để tự làm mỹ phẩm, chất tẩy rửa trong gia đ́nh Deleporte. Ảnh: AFP
Deleporte c̣n tự làm nước rửa bát, dầu gội, kem đánh răng, sữa chua và mỹ phẩm, tiết kiệm được tiền bao b́ dùng một lần thay v́ mua trong cửa hàng. Gia đ́nh Deleporte là một trong 500 hộ ở Roubaix tham gia chiến dịch không chất thải với hy vọng cứu giúp hành tinh cũng như giảm bớt gánh nặng tài chính.
"Chúng tôi tiết kiệm từ 100 tới 150 euro (110-166 USD) một tháng, đây không phải là số tiền nhỏ", cô nói, sẵn sàng chia sẻ những công thức ḿnh biết.
Roubaix nằm gần biên giới Bỉ, có tỷ lệ thất nghiệp cao trong nhiều năm và rất nhiều người trong số gần 100.000 cư dân sống trong nhà ở xă hội. Vài nghiên cứu cho thấy đây là cộng đồng nghèo nhất nước Pháp.
Năm 2014, hội đồng thành phố Roubaix đưa ra sáng kiến giúp đỡ các hộ gia đ́nh giảm chất thải bằng cách lập kế hoạch và thay đổi thói quen mua sắm, khuyến khích tái sử dụng các sản phẩm không thể tái chế.
Các hộ gia đ́nh đăng kư số lượng rác thải và giữ mục tiêu giảm dần số rác theo thời gian. Họ cũng tham dự nhiều hội thảo cung cấp mẹo giảm rác thải. Deleporte là một trong những t́nh nguyện viên đầu tiên.
Một chai dầu gội tự làm của cô giá khoảng một euro một lít, dùng trong một tháng. Cô cũng tự làm kem đánh răng bằng dầu bạc hà, tận dụng quần áo cũ làm giẻ rửa bát. Trong bếp, cô thay thế túi nhựa bằng chai và lọ thủy tinh.
"Tôi phải rửa nhiều hơn nhưng ít nhất tôi biết rơ đồ của ḿnh làm từ cái ǵ", Deleporte nói.
Thay đổi lối sống khiến cô ư thức hơn về môi trường và quan tâm đến tương lai của hai con gái. Chloe, 9 tuổi và Manon, 6 tuổi, luôn háo hức phụ giúp mẹ.
"Khi nh́n thấy ở cửa hàng toàn đồ nhựa, ta nhận ra cách sống đang có vấn đề thực sự", Deleporte bày tỏ. "Tôi không thấy ḿnh đang làm điều ǵ phi thường cả, tôi chỉ làm như 50 năm trước người ta làm thôi".
Magdalene Deleporte giải thích cách làm viên thả bồn tắm tạo bọt trong nhà riêng ở Roubaix, miền bắc nước Pháp, hôm 16/9. Ảnh: AFP
Theo Viện Tài nguyên Thế giới, ước tính 750 tỷ USD thực phẩm bị lăng phí hoặc thất thoát trong chuỗi cung ứng toàn cầu mỗi năm. Lăng phí góp phần lớn vào việc phát thải khí nhà kính lên hành tinh.
Ở khu vực châu Phi cận Sahara, Ngân hàng Thế giới tính toán giảm 1% thất thoát lương thực sau thu hoạch sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế 40 triệu USD một năm.
Chất thải nhựa từ bao b́ thực phẩm gây ô nhiễm nguồn nước và đất, làm tắc nghẽn đường ruột của các loài động vật cũng như làm nghẹt đường thở của chúng. Nhưng giảm chất thải đ̣i hỏi thay đổi lối sống, như mang túi có thể tái sử dụng, sử dụng hộp đựng thức ăn thay v́ túi nhựa hay giấy bạc, phân loại rác thải hữu cơ, sửa hoặc tái sử dụng quần áo thay v́ vứt đi.
Roubaix đang được nhiều cộng đồng học hỏi từ xa trong lĩnh vực giảm rác thải, tiết kiệm tiền.
"Chúng tôi đă giảm một nửa lượng rác các hộ gia đ́nh thải ra, một vài hộ giảm tới 80%", thị trưởng Guillaume Delbar nói. "Dự án có tác động thực sự. Một số gia đ́nh tiết kiệm tới 250 euro mỗi tháng, tương đương 3.000 euro một năm".
Khoảng 50 cửa hàng và nhà ăn ở các trường học trong thành phố đă tham gia chương tŕnh. Abigayil Schnunt, giáo viên, 8 tháng trước khi tham gia, từng nghĩ rằng lối sống giảm chất thải "quá phức tạp".
Thực tế, "nó không nhất thiết tốn nhiều thời gian hơn, mà chỉ đ̣i hỏi thay đổi thói quen", Schnunt, bà mẹ ba con, nói.
Cô đă từ bỏ thói quen mua sắm ở siêu thị, mua hàng với số lượng ít hơn, tự mang theo đồ đựng, tái sử dụng túi vải đi chợ.
"Đôi khi mua hàng theo kư đắt hơn, nhưng đồ tươi hơn và ăn ngon hơn. Tôi cũng tạo ra ít rác thải hơn v́ nghĩ kỹ trước khi mua", cô nói.