Đài Loan đă nhận được sự ủng hộ từ quần đảo Marshall trong khi nhiều nước khác đang ủng hộ Trung Quốc. Quần đảo Marshall hôm nay khẳng định quan hệ ngoại giao với Đài Loan, sau khi nhiều quốc gia Thái B́nh Dương khác ủng hộ Trung Quốc.
Lănh đạo Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu ở Đài Bắc hồi tháng 1. Ảnh: AP.
Trong một tuyên bố hôm nay, quần đảo Marshall cho hay "đă thông qua một nghị quyết thể hiện sự đánh giá cao đối với người dân và chính quyền Đài Loan".
"Tất cả chúng ta đă được thấy những nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng lănh thổ cũng như tầm ảnh hưởng của họ, điều này rất đáng quan tâm đối với các quốc gia dân chủ", Tổng thống Marshall Hilda Heine nói.
Động thái của quần đảo Marshall diễn ra chỉ ít ngày sau khi Kiribati nối gót Solomon, hai quốc đảo ở Thái B́nh Dương từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập mối quan hệ với Bắc Kinh. Chính quyền Đài Loan đă chỉ trích các hành động này, cho rằng Bắc Kinh đă dụ dỗ các quốc đảo Thái B́nh Dương bằng những lời hứa đầu tư và viện trợ.
Đài Loan hiện duy tŕ quan hệ ngoại giao với 15 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia nhỏ và kém phát triển ở Trung Mỹ, Thái B́nh Dương, bao gồm cả Belize và Nauru.
Kiribati là quốc gia thứ 7 chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016. Các nước có hành động tương tự trước đó là Burkina Faso, Cộng ḥa Dominican, Sao Tome và Principe, Panama và El Salvador.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lănh thổ chờ thống nhất và ḥn đảo không được phép có quan hệ chính thức với bất kỳ quốc gia nào. Quan hệ hai bờ eo biển trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái, người phản đối chính sách "Một Trung Quốc", lên nhậm chức.
Trung Quốc gần đây tăng cường áp lực chính trị, ngoại giao, quân sự với Đài Loan, thường xuyên điều máy bay, tàu chiến tuần tra quanh ḥn đảo kể từ khi bà Thái nhậm chức. Bắc Kinh cũng coi nỗ lực thúc đẩy độc lập cho ḥn đảo là "lằn ranh đỏ" và tuyên bố sẽ không chấp nhận điều này.
Vị trí quần đảo Marshall trên bản đồ.