9/24/19
Washington và Bắc Kinh liên tục tỏ thiện chí trước ngày phái đoàn Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại vào tháng 10/2019. Quan hệ song phương trong giai đoạn "tan băng" hay chính quyền Donald Trump và Tập Cận B́nh "dưỡng sức" để tiếp tục cuộc chiến?
REUTERS/Clodagh Kilcoyne/File Photo
Về cơ bản, xung đột mậu dịch giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là "chuyện dài nhiều tập", với những đ̣n giơ cao đánh khẽ cả từ hai phía, như phân tích của giới chuyên gia.
Những người lạc quan th́ cho rằng, chính quyền Donald Trump và Tập Cận B́nh đang trong giai đoạn ḥa hoăn, tạm buông vũ khí sau 13 ṿng đàm phán trong 18 tháng vừa qua. Washington và Bắc Kinh đang đối xử với nhau đúng theo kiểu "bánh ít trao đi, bánh quy trao lại" : Ngày 11 tháng 9, Trung Quốc thông báo miễn đánh thuế nhắm vào 16 loại mặt hàng của Mỹ trong ṿng một năm. Lập tức ở Washington, tổng thống Trump cho biết dời lại hai tuần lễ lệnh tăng thuế nhập khẩu đang từ 25 % lên thành 30 % đánh vào hàng của Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, Nhà Trắng hôm 20/09/2019 c̣n công bố danh sách trên 400 sản phẩm nhập từ Trung Quốc "tạm thời được miễn đánh thuế nhập khẩu trong ṿng một năm". Những mặt hàng liên quan nằm trong danh sách 250 tỷ đô la từ cuối mùa hè năm 2018 đă bị chính quyền Trump đánh thuế 25 %.
Ngoài ra, như hăng tin Reuters tiết lộ, Bắc Kinh một lần nữa đă hứa mua thêm nông phẩm của Hoa Kỳ và đây là một đ̣n khéo léo làm vừa ḷng tổng thống Donald Trump. Báo South China Morning Post không ṿng vo cho rằng Trung Quốc "mua nông phẩm của Mỹ và đổi lại Washington nhẹ tay khi đánh thuế nhập khẩu vào hàng Made in China bán sang Hoa Kỳ", nhưng mục tiêu sâu xa hơn của chính quyền Tập Cận B́nh là "tháo gỡ ṿng kềm tỏa của Mỹ nhắm vào tập đoàn tin học Hoa Vi".
Trả lời ban Việt ngữ RFI, ông Jean François Dufour giám đốc DCA – Chine Analyse, một cơ quan tư vấn cho các doanh nhân Pháp muốn hoạt động tại Trung Quốc, phân tích về những động cơ khách quan khiến cả phía Bắc Kinh lẫn Washington cùng ch́a bàn tay thân thiện với nhau.
Jean-François Dufour :
" Đây là một chuyện dài nhiều tập với những hồi gay cấn, nhưng có lẽ chúng ta đang trong giai đoạn đôi bên cùng muốn hạ nhiệt. Phía Trung Quốc ư thức được rằng tỷ lệ tăng trưởng đang bị chựng lại và một trong những nguyên nhân chính là do xung đột thương mại với Mỹ. Tôi không nghĩ đây là yếu tố chính hay một lư do mang tính quyết định, nhưng cuộc đọ sức với Hoa Kỳ lần này khiến t́nh h́nh thêm nghiêm trọng. Thật ra ngay từ đầu, Bắc Kinh luôn chủ trương đối thoại, bởi v́ Trung Quốc không phải là bên khơi mào chiến tranh thương mại. C̣n về phía Mỹ sau một năm rưỡi chính quyền Trump nhận thấy rằng, nếu đi đến cùng, sẽ đẩy kinh tế của thế giới vào khủng hoảng, mà khi đó th́ Mỹ cũng bị vạ lây. Hơn nữa các doanh nghiệp lớn ở Hoa Kỳ gây áp lực với chính phủ để Washington và Bắc Kinh t́m ra đồng thuận. Đó là những yếu tố khách quan. Sau nhiều tháng gián đoạn, Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán là điều đáng mừng. Vấn đề c̣n lại là tiến tŕnh đàm phán đ̣i hỏi thời gian. Đừng quên rằng tuần tới, Trung Quốc kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa. Từ nay tới đó chắc chắn Bắc Kinh không thể có những bước nhượng bộ mới, v́ như vậy công luận Trung Quốc sẽ hiểu rằng chính quyền lùi bước.
Vấn đề thứ nh́ là, sau ngày 01/10 đôi bên sẽ thương thuyết tiếp với nhau trên những điểm nào. Đành rằng Trung Quốc tỏ thiện chí, tiến thêm một bước về phía Hoa Kỳ, tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp thương mại Mỹ-Trung không hề tiến triển từ hơn một năm rưỡi vừa qua. Trung Quốc chỉ nhượng bộ trên những khía cạnh thuần túy về thương mại và đó chỉ là những cử chỉ nhất thời. Trong khi đó th́ chính quyền Trump muốn ǵ ? Mỹ muốn Trung Quốc thay đổi hẳn cơ cấu vận hành, tức là xét lại quy chế của các doanh nghiệp Nhà nước, xét lại khả năng can thiệp của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế… Trên tất cả những điểm này khó có thể tin rằng Bắc Kinh sẽ chiều ḷng Washington".
Khi khai mào cuộc chiến thương mại, chính quyền Trump lên án Bắc Kinh "cạnh tranh bất b́nh đẳng", "ăn cắp công nghệ của các hăng Mỹ", "cưỡng ép chuyển giao công nghệ". Nhà Trắng đ̣i Bắc Kinh ngưng trợ giá cho các doanh nghiệp Nhà nước và mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty nước ngoài. Do vậy, ông Jean-François Dufour thận trọng trước những cử chỉ ḥa hoăn gần đây của Washington và Bắc Kinh.
Jean- François Dufour :
"Theo tôi c̣n quá sớm để có thể tin rằng Trung Quốc và Mỹ hưu chiến. Nhưng việc đôi bên trở lại bàn đàm phán đă là một điều tốt. Cần nhắc lại rằng hồ sơ thương mại Mỹ-Trung không có tiến triển từ 18 tháng qua và vẫn chưa có một thỏa thuận nào giữa hai nước. Chúng ta cũng không hề biết rằng sắp tới đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đàm phán những ǵ. Nhưng chắc chắn là Bắc Kinh chỉ nhượng bộ một cách nhỏ giọt khi cần, trong đó th́ Washington đ̣i một thỏa thuận bao quát hơn và đ̣i Trung Quốc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Nhưng thỏa măn những yêu sách của Mỹ sẽ đụng chạm trực tiếp đến thể thức vận hành của nền kinh tế Trung Quốc và đó là điều quá nhậy cảm đối với Bắc Kinh".
Liệu rằng sau hơn một năm rưỡi giằng co với Mỹ về thương mại, Bắc Kinh có lùi bước về nông phẩm, tức là mua đậu nành, lúa ḿ... của Mỹ để cứu lấy ngành xuất khẩu và nhất là cứu Hoa Vi, con chim đầu đàn của nền công nghệ cao Trung Quốc hay không ? Ông Jean-François Dufour trả lời :
Jean François Dufour :
"Tôi nghĩ rằng trên thực tế, Trung Quốc không cần phải nhập khẩu của Mỹ những mặt hàng mà chị đề cập đến, chẳng qua đấy là một cử chỉ nhằm xoa dịu chính quyền Trump. Bắc Kinh mong muốn là để đổi lại, Mỹ ngưng các biện pháp tăng thuế nhập khẩu. Mua đậu nành, hay khí đốt của Mỹ là những cử chỉ để xoa dịu phía Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước hay ngừng can thiệp vào các hoạt động kinh tế. Đó chính là cốt lơi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hiện này. Vấn đề đó th́ vẫn c̣n nguyên vẹn".
Báo chí nói nhiều đến hiện tượng các tập đoàn của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc thấm đ̣n v́ xung đột mậu dịch. Theo Pḥng thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải, 25 % các doanh nghiệp Mỹ tại đây dự báo doanh thu giảm sụt trong năm 2019 và không ít trong số này có kế hoạch t́m kiếm những băi đáp mới trong khu vực Đông Nam Á. Hơn một nửa những người được hỏi lo ngại v́ cỗ máy tăng trưởng của Trung Quốc đang bị chựng lại. Về điểm này giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine-Analyse Jean-François Dufour phân biệt giữa một bên là các hăng của Mỹ và bên kia là các doanh nghiệp gia công cho các tập đoàn của Hoa Kỳ.
Jean- François Dufour :
"Theo chỗ tôi được biết th́ các công ty của Mỹ chưa rút vốn khỏi Hoa lục. Ngược lại các đối tác nước ngoài làm việc với các hăng Mỹ th́ đă di dời cơ sở sản xuất sang những quốc gia khác trong khu vực. Thí dụ như dời hăng xưởng sang Việt Nam, Thái Lan hay Đài Loan… Hiện tượng di dời cơ sở đó liên quan trực tiếp đến các hăng làm gia công cho các tập đoàn Mỹ. Ngược lại các hăng Mỹ đầu tư tại Trung Quốc là để nhắm vào thị trường của Trung Quốc chứ không chỉ để lợi dụng nhân công rẻ của nước này rồi xuất khẩu hàng trở lại về Mỹ. Thật sự mà nói tôi chưa trông thấy hiện tượng các doanh nghiệp Hoa Kỳ ồ ạt rút vốn khỏi Trung Quốc".
Những thông báo ḥa hoăn không ngăn cản Nhà Trắng vẫn hù dọa có thể "đánh thuế 50 % và thậm chí là 100 % nhắm vào hàng Trung Quốc" bán sang Mỹ.