Theo kế hoạch đầy tham vọng của Bắc Kinh, sau khi sân bay Đại Hưng được sử dụng, sẽ trở thành sân bay quốc tế bận rộn nhất thế giới, đồng thời giúp chuyển trung tâm của Bắc Kinh về phía nam, bởi quá tŕnh xây dựng dự án sân bay này trị giá 11,5 tỷ USD .
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết chuyến bay thương mại đầu tiên tại sân bay quốc tế Bắc Kinh Đại Hưng (PKX) sẽ cất cánh vào ngày 20/9. Hăng hàng không China Southern dự định sử dụng Airbus A380, máy bay chở khách lớn nhất thế giới, cho hành tŕnh này.
Quá tŕnh xây dựng dự án sân bay trị giá 11,5 tỷ USD của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2014, với hơn 40.000 công nhân tại công trường vào lúc cao điểm. 4 đường băng và một nhà ga rộng bằng 97 sân bóng đá sẽ được đưa vào hoạt động trong giai đoạn đầu tiên. Mục tiêu của giai đoạn này là mỗi năm đạt 72 triệu lượt khách và hai triệu tấn hàng hóa tới năm 2025.
Toàn cảnh sân bay quốc tế Bắc Kinh Đại Hưng hôm 28/6. Ảnh: Reuters.
Theo kế hoạch đầy tham vọng của Bắc Kinh, sau khi toàn bộ 7 đường băng được sử dụng, Đại Hưng sẽ chuyên chở ít nhất 100 triệu lượt khách và 4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, trở thành sân bay quốc tế bận rộn nhất thế giới.
Mục tiêu này, cùng với khả năng chuyên chở 96 triệu lượt khách mỗi năm của sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh (PEK), sẽ giúp Bắc Kinh sở hữu hệ thống sân bay thành phố bận rộn bậc nhất thế giới, cạnh tranh với vị trí hàng đầu của London, nơi có 6 sân bay.
Dự án sân bay Đại Hưng, với diện tích khoảng 47 km2, c̣n được cho là nhằm chuyển trung tâm của thủ đô Bắc Kinh từ khu công nghệ cao phía bắc tới vùng ngoại ô phía nam kém phát triển hơn. Đây là một phần trong kế hoạch biến Bắc Kinh và khu vực lân cận thành "đầu máy kinh tế" rộng hơn 200.000 km2 cho miền Bắc Trung Quốc. Thành phố thủ đô cùng tỉnh Hà Bắc và thành phố cảng Thiên Tân sẽ hợp nhất thành vùng kinh tế cạnh tranh với Thượng Hải và Quảng Châu.
Cấu trúc h́nh "sao biển" của sân bay Đại Hưng với 5 nhánh kết nối với hội trường chính, do kiến trúc sư quá cố người Anh gốc Iraq Zaha Hadid thiết kế cùng các đối tác Trung Quốc, nhằm mục tiêu giảm thời gian đi bộ cho hành khách. Ban quản lư sân bay cam kết khoảng cách giữa cổng an ninh và các cửa khởi hành xa nhất sẽ không quá 600 m, mất khoảng 8 phút đi bộ.
Tuy nhiên, các hành khách c̣n lo ngại về vị trí của sân bay Đại Hưng. Nó nằm ở cực phía nam của Bắc Kinh, thành phố nổi tiếng về t́nh trạng tắc nghẽn giao thông, cách quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô khoảng 50 km, thậm chí nằm xa trung tâm hơn so với các khu thương mại chính ở phía đông và phía bắc.
Nhằm giảm bớt nỗi lo của công chúng, giới chức cho biết họ không chỉ xây dựng một sân bay, mà c̣n có kế hoạch kiến tạo một trung tâm giao thông tích hợp đích thực với đường sắt cao tốc, các dịch vụ liên thành phố và hệ thống tàu cao tốc từ khu trung tâm tới sân bay với tốc độ tối đa 160 km/h, di chuyển trong ṿng chưa đầy 20 phút.
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy dự án sân bay Đại Hưng là Bắc Kinh đang rất cần một cửa ngơ thứ hai với thế giới. Lượng hành khách tại Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng, ở mức gần 13% năm 2017. Trong khi đó, sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh đang hoạt động hết công suất, khiến các hăng hàng không gần như không thể tăng chuyến vào những thời điểm mong muốn.
Một máy bay của hăng China Eastern tại sân bay Đại Hưng trong chuyến bay thử hôm 26/8. Ảnh: Reuters.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn cho rằng một trung tâm hàng không khổng lồ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm t́nh trạng chậm chuyến tại Trung Quốc. Theo số liệu năm 2017 của chính phủ, số chuyến bay bị chậm tại nước này tăng 50% và chỉ 71% chuyến bay khởi hành đúng giờ. T́nh trạng này đẩy các hăng hàng không Trung Quốc xuống gần cuối bảng xếp hạng đúng giờ.
Nguyên nhân chính dẫn tới t́nh trạng chậm chuyến thường xuyên tại Trung Quốc là thiếu không phận, khi quân đội kiểm soát gần 70% không phận đất nước. Điều này khiến các chuyến bay thương mại bị giới hạn trong những đường bay hẹp, làm hạn chế các lựa chọn cho tuyến bay đến và đi, dẫn tới giảm số lần cất và hạ cánh mà các sân bay có thể xử lư.
Dù các quan chức phụ trách hàng không đổ lỗi cho thời tiết gây ra một nửa số sự cố chậm trễ, Guo Yufeng, giám đốc điều hành công ty tư vấn hàng không Q&A Consulting tại Trung Quốc, nhận định nguyên nhân sâu xa vẫn là quân đội chiếm quá nhiều không phận.
"T́nh trạng tắc nghẽn trên bầu trời diễn ra do quân đội chỉ cho phép số lượng đường bay nhất định", chuyên gia cho biết. Chẳng hạn như khi một tuyến bay bị chặn lại do thời tiết xấu, những người kiểm soát không lưu thường không thể định tuyến lại cho máy bay, bởi nó sẽ xâm phạm không phận quân sự. V́ vậy, các máy bay buộc phải hoăn cất cánh hoặc bay chờ trên không.
Quân đội Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ mở rộng không gian cho các máy bay thương mại. Tuy nhiên, giới chức và lănh đạo các hăng hàng không dự đoán t́nh trạng chậm chuyến sẽ được giảm bớt tại sân bay Đại Hưng, nhờ thiết kế đường băng đa hướng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động trên không. Vị trí ở phía nam Bắc Kinh cũng giúp hạn chế việc bay chờ trên không để tránh khu vực "cấm bay" rộng lớn của thành phố.
Tuy nhiên, các phi công trên khắp thế giới có lẽ sẽ mất một khoảng thời gian để xem sân bay Đại Hưng có phải cửa ngơ thích hợp để tới Bắc Kinh hay không.