Bà Yến (cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam) nay là công dân Mỹ “kiện cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Đúng hai sai trong cách gọi?
Đang có sự dắt mũi, đánh lạc hướng trong vụ kiện này. Có thể do phía Bà Yến hoặc do Ban Tuyên giáo Việt Nam cố t́nh đánh hướng cách nói để dân không phẫn nộ.
Thực ra, bà Yến kiện Việt Nam. Tương tự vụ kiện do ông Trịnh Vĩnh B́nh kiện Chính phủ Việt Nam. Ông Trịnh Vĩnh B́nh thắng kiện, toàn bộ người dân Việt Nam phải đền.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đă ra một quyết định nào đó liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tại Tân Tạo, TpHCM mà Bà Yến cho rằng đă làm bà ấy thiệt hại 2,5 tỷ USD. Lúc đó ông Dũng là thủ tướng. Quyết định của ông Dũng là công vụ với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam. Chính phủ là của dân v́ nó là một cơ quan trong chính quyền Việt Nam. V́ vậy, quyết định của Nguyễn Tấn Dũng theo luật là quyết định v́ quyền, lợi hoặc nghĩa vụ của dân Việt Nam.
Nguyễn Tấn Dũng là người kư trực tiếp, ai đó nói Bà Yến kiện Nguyễn Tấn Dũng, mọi người nghe có vẻ không sai, nhưng thực ra không chính xác. Thực ra Bà Yến kiện toàn dân Việt Nam. Nếu Trọng tài quốc tế phán rằng quyết định đó là sai th́ toàn dân Việt Nam phải đền. Chính phủ đại diện lợi ích của dân, Chính phủ sai, dân phải đền. Nếu ông Dũng ra quyết định sai, ônng Dũng có trách nhiệm với dân, không có trách nhiệm với bị hại (bà Yến) mà dân phải có trách nhiệm với bà Yến. Người ta dùng từ bà Yến kiện Nguyễn Tấn Dũng mà nói là bà Yến kiện Chính phủ Việt Nam hoặc kiện Việt Nam v́ sợ dân Việt Nam phẫn nộ khi biết rằng cán bộ cứ làm sai, dân cứ phải đền hoài.
Nếu bà Yến thắng kiện 2,5 tỷ USD, toàn dân phải đền số tiền đó. Ông Nguyễn Tấn Dũng không có nghĩa vụ đền ngày cả ống ấy sở hữu 2,5 tỷ USD bằng tiền hoặc tài sản.
Muốn biết ông Dũng sai như thế nào, phải đền bù cho dân ra sao th́ phải do hệ thống toà án Việt Nam phân xử. Trọng tài quốc tế chỉ xử vụ kiện giữa bà Yến và bị đơn (là Việt Nam) mà thôi.
Trần Đ́nh Thiên