Đó là kế hoạch chia rẽ Liên minh Mỹ-Nhật của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ lợi dụng sự bất đối xứng về lợi ích trong phần lănh thổ tranh chấp ở khu vực biển Hoa Đông. Đó chính là điểm yếu chí mạnh của quan hệ Mỹ-Nhật.
Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đă vào khu vực tiếp giáp xung quanh các đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông trong 64 ngày liên tiếp.
Trong khu vực “điểm nóng” giữa Trung Quốc và Nhật Bản, số lượng các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào vùng lănh hải tại các đảo tranh chấp năm nay đă vượt quá tổng số cho cả năm 2018.
Mặc dù những cuộc xâm nhập mới nhất xảy ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Nhật Bản được cải thiện đáng kể, và không cấu thành hoặc gây ra một sự cố hay khủng hoảng lớn, nhưng vấn đề căng thẳng tăng trở lại chỉ là thời gian.
Bởi v́, tranh chấp trên các đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể mang lại hậu quả to lớn cho sự ổn định khu vực, liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản và cạnh tranh Trung-Mỹ, điều quan trọng là phải hiểu chiến lược của Bắc Kinh.
Cuộc khủng hoảng Trung-Nhật như hồi năm 2012-2013 có thể quay trở lại
Nghiên cứu cho thấy rằng Bắc Kinh thường xuyên t́m cách sử dụng cuộc xung đột ngoài khơi để “kiểm tra” liên minh Mỹ-Nhật, đặc biệt là trong các sự cố lớn ở các đảo vào năm 2010, 2012 và 2013.
Theo truyền thống, một quốc gia tập trung nỗ lực nhằm chia rẽ một liên minh sẽ nhắm vào bên dễ bị tổn thương hơn, do đó, người chia rẽ sẽ t́m cách suy yếu mối quan hệ của bên này với người bảo trợ.
Tuy nhiên, trong cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư, mục tiêu chính của Trung Quốc là Hoa Kỳ. Bắc Kinh nhận thức được sự bất cân xứng về lợi ích giữa Mỹ và Nhật Bản trong khu vực tranh chấp, và Washington, không có nhiều lợi ích ở các đảo tranh chấp, mong muốn tránh xung đột với Trung Quốc.
Nói cách khác, trong cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư, Washington là bên dễ bị tổn thương hơn trong quan hệ đồng minh.
Bằng cách không ngừng nói về lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực tranh chấp, Bắc Kinh đă t́m cách xúi giục và ép buộc Hoa Kỳ phải áp dụng các chính sách đối nghịch trong khu vực lănh thổ này. Làm như vậy, Trung Quốc đă gieo rắc bất ḥa trong liên minh Mỹ-Nhật Bản và gieo dắt nỗi sợ hăi về việc Hoa Kỳ sẽ từ bỏ Nhật Bản.
Quần đảo Senkaku / Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông
Về mặt này, chính sách của Bắc Kinh là t́m cách đảm bảo Hoa Kỳ không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột.
Vào năm 2012 , 2013, sau khi “tăng nhiệt” ở Biển Hoa Đông bằng cách gửi số lượng tàu và máy bay chưa từng có vào vùng biển và không phận xung quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh kêu gọi Washington kiềm chế Nhật Bản và buộc Tokyo phải nhượng bộ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, “Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về vấn đề quần đảo Điếu Ngư và thực hiện các hành động cụ thể để bảo vệ ḥa b́nh và ổn định khu vực”.
Nhưng Bắc Kinh c̣n đi xa hơn, yêu cầu sự ḥa giải của Hoa Kỳ. Trong một bài phát biểu, một quan chức cấp cao của Trung Quốc đă nghỉ hưu nhận xét, “Nếu Mỹ thực sự có vai tṛ trung lập và mang tính xây dựng, cần thúc giục các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán và giải quyết”.
Vị cựu Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ khuyên Washington không nên nhấc đá khỏi Nhật Bản chỉ để nó tự rơi xuống.
Washington tỏ ra chấp nhận các yêu cầu của Bắc Kinh. Nhà Trắng kêu gọi Tokyo đưa ra những nhượng bộ cho Bắc Kinh. Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon đề nghị rằng, “Các bên nên t́m cách nói chuyện về vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao, và phản đối chính sách của Tokyo về việc không thừa nhận tranh chấp”.
Đó là khoảng thời gian, Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ khái niệm về một loại quan hệ quyền lực mới, một khuôn khổ rộng lớn cho tương lai với mối quan hệ Mỹ-Trung mà chính quyền Obama, muốn thiết lập.
Tôn trọng quyền lợi cốt lơi, vào tháng 4 năm 2013, Bắc Kinh lần đầu tiên tuyên bố rằng các đảo Senkaku/Điếu Ngư là một trong những lợi ích cốt lơi của họ.
Do đó, Bắc Kinh đă t́m cách liên kết các mối quan hệ Mỹ-Trung với sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích lănh thổ của Nhật Bản từ phía Washington.
Tuyên bố Khu vực nhận dạng pḥng không (ADIZ) của Trung Quốc vào cuối năm 2013 về một vùng rộng lớn ở Biển Hoa Đông, bao gồm các đảo Senkaku/Điếu Ngư, được thiết kế để đặt lợi ích của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối lập với nhau.
Đó là một động thái ít được chú ư vào thời điểm đó, Bắc Kinh đă công khai đề nghị thực hiện một cơ chế xử lư khủng hoảng sau khi thành lập ADIZ. Đề nghị của Trung Quốc phụ thuộc vào việc Nhật Bản ứng xử với ADIZ của Trung Quốc, một điều kiện mà Tokyo không sẵn ḷng đáp ứng v́ sợ hợp pháp hóa các yêu sách lănh thổ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Washington đă nhanh chóng tán thành đề xuất của Bắc Kinh, với nguyên Phó Tổng thống Joe Biden nói rằng, “ADIZ đă nhấn mạnh sự cần thiết của các cơ chế quản lư khủng hoảng”.
Điều này đă dẫn đến những ǵ được mô tả như là một cuộc trưng cầu dân ư ở Nhật Bản về cam kết bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ.
Mặc dù quan hệ Mỹ-Trung ngày nay khác xa so thời chính quyền Obama, Bắc Kinh vẫn kỳ vọng sẽ sử dụng một chiến lược tương tự với chính quyền Trump và những người khác trong tương lai.
Dù mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có trở nên như thế nào, th́ sự bất cân xứng trong lợi ích của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư là điều không phải bàn căi.
Sự bất cân xứng này có thể tiếp tục bị lợi dụng và tạo thành một điểm yếu dai dẳng trong liên minh Mỹ-Nhật.
VietBF@ sưu tầm.