Tin từ Oregon, ngày 04/9/2019: Theo giáo sư Vũ Tường từ Đại học Oregon (Hoa Kỳ), chế độ CSVN nên từ bỏ chính sách ngoại giao “bốn không” để có thể bảo vệ được chủ quyền lănh thổ và lănh hải ở Biển Đông trước sự bành trướng của Trung Cộng.
Vị giáo sư về khoa học chính trị nói ngoài chính sách “ba không” mà Hà Nội thường nói là “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước” th́ Việt Nam c̣n áp dụng chính sách “không kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế.”
Trả lời phỏng vấn đài BBC, ông cho rằng việc Hà Nội thực hiện chính sách “bốn không” mâu thuẫn, và làm giảm hiệu lực của các biện pháp khác trong đối phó với sự xâm lấn của Bắc Kinh ở Biển Đông. Chính sách này cũng cản trở việc thực hiện những cải cách kinh tế-chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt Nam.
Ông nói rằng việc từ bỏ các chính sách này sẽ giúp Việt Nam tăng khả năng tự vệ thông qua liên minh quân sự, quan hệ mậu dịch, hay cải tổ chính trị. Dân chủ hoá sẽ tăng tính chính danh của chế độ đối với trong nước và thế giới, giúp Việt Nam thêm sức mạnh, bạn bè.
Nói về sự gây hấn của Trung Cộng ở Băi Tư Chính từ đầu tháng 7, ông cho rằng nó không mới và chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ trước năm 2005 nhằm tăng cường các tuyên bố và biện pháp cưỡng chế thể hiện chủ quyền của ḿnh ở Biển Đông của Việt nam.
Giáo sư Tường Vũ tin rằng căng thẳng ở biển Đông sẽ tiếp diễn và gia tăng, nhưng không dẫn đến chiến tranh cho đến khi Trung Cộng kiểm soát hoàn toàn. Chế độ cộng sảnViệt Nam không muốn có chiến tranh với Trung Cộng v́ sợ mất quyền lực độc tôn của ḿnh.
Ông cũng cho rằng chiến tranh Mỹ-Trung cũng khó xảy v́ Trung Cộng có thể đạt được mục tiêu bá chủ phần lớn khu vực Biển Đông mà không chạm đến lợi ích cốt lơi về tự do hàng hải của Mỹ.
Ông kết luận rằng quan hệ gần gũi với Trung Quốc không mang lại lợi ích ǵ choViệt Nam, trong khi làm tăng nợ công, ô nhiễm môi trường, và tham nhũng. Vấn đề là Hà Nội thiếu lănh đạo có tinh thần dân tộc, tầm nh́n xa, và khả năng tạo ra thay đổi bước ngoặc.