Một câu chuyện về một người phụ nữ mới gặp lần đầu lại khiến cảm thấy sao trên đời có nhiều lúc buồn đến nản, bởi nếu không làm công việc của một phóng viên cộng đồng, có lẽ sẽ không bao giờ h́nh dung hay tưởng tượng được trên đời này, tại đất Mỹ này, ngay vùng Little Saigon này, lại có những câu chuyện về những số phận lạ lùng như thế.
Câu chuyện về người phụ nữ mà tôi gặp lần này lại khiến tôi cảm thấy sao đời có nhiều lúc buồn đến nản! (H́nh: Ngọc Lan)
***
Ngày cuối tuần, tôi nhận được tin nhắn của một người bạn chuyên làm các công việc xă hội, giúp đỡ cho những người gặp rắc rối về mặt giấy tờ di trú.
“Có vụ này tội nghiệp lắm, không dính líu đến tù tội (bạn viết vậy chắc v́ thấy tôi cứ phải ‘vào tù ra khám’ khi viết những chuyện liên quan đến pháp luật nên né trước). Cô này 47-48 tuổi, hiện đang sống một ḿnh ở nursing home, bị thân nhân bỏ rơi. Em t́nh cờ biết được v́ nơi nursing home nhờ giúp đỡ cổ làm lại thẻ xanh bị mất.” Đọc tin nhắn đến đây là tôi thấy đời mệt mỏi rồi.
Bạn nhắn tiếp, “Hồi Tháng Tư, 2019 cổ bị stroke (tai biến), bi giờ nói chuyện không rơ, đi đứng th́ phải cần xe lăn. Sau khi bị stroke gia đ́nh bỏ cổ vô nursing home rồi im luôn. Mấy người làm việc ở đó thấy tội nghiệp, muốn giúp cổ xin lợi tức chính phủ. Nhưng cổ không c̣n thẻ xanh nữa nên họ liên lạc t́m cách giúp cổ, v́ vậy mà vụ này đến tay em.”
Tôi nghe rơ tiếng thở dài của chính ḿnh.
“Cổ ở nursing home nào vậy?” Tôi hỏi. “Ở gần bệnh viện Garden Grove. Em mới ghé thăm xong, mua cơm cho cổ ăn,” bạn cho biết. “Ừa, trưa Thứ Hai chị tới thăm cổ coi sao.” – “Chị đến coi có giúp được ǵ không, em thấy tội nghiệp quá!” Bạn nhắn thêm.
***
Thứ Hai bạn nhắn cho tôi địa chỉ, kèm thêm câu “Chị nhớ mua đồ ăn Việt Nam cho cổ với!” – “Cổ tự ăn được không, hay phải đút?” – “Tự ăn được, không tự đi được thôi.”
Ghé ngang tiệm ăn gần ṭa soạn, tôi mua phần bún ḅ, phần bánh Huế các loại và thêm chục cặp chả, nghĩ “mấy món này không đến nỗi khó ăn với người Việt Nam.”
Vừa lái xe, tôi vừa đoán “cô này mới có thẻ xanh th́ chắc là mới qua, chưa kịp vô quốc tịch đă bị tai biến, rồi gia đ́nh bỏ chạy làng như vậy th́ chắc là gia đ́nh chồng…”
T́m được đến pḥng bệnh th́ thấy một phụ nữ đang ngồi trên xe lăn nơi hàng hiên chật hẹp phía sau, tṛ chuyện với bạn tôi. Bạn tôi cho tôi biết người ngồi trên xe lăn là người đang cần giúp đỡ.
Chị có nước da trắng đẹp, nhưng đôi mắt buồn đến hanh hao.
Chị gật đầu chào tôi cùng nụ cười… méo xẹo.
“Chị có gia đ́nh ở đây không?” Tôi bắt đầu câu chuyện bằng câu hỏi ngẫu nhiên. – “Có ba em, có con gái em nhưng hỏng có nhờ được.” Chị trả lời bằng những tiếng không tṛn như nhiều người bị tai biến.
Tôi hơi ngạc nhiên v́ câu trả lời đầu tiên của chị đă khác xa những ǵ tôi tiên đoán.
“Chị qua đây lâu chưa?” – “Qua năm 1989, ba em bảo lănh.” Tôi lại ngạc nhiên, “Chị qua 30 năm rồi mà sao không thi quốc tịch vậy?” Chị lắc đầu, “Em cũng không biết.”
“Chị có chồng con ǵ không?” – “Có con mà hỏng có nhờ được,” chị trả lời, vẫn là những tiếng khó nghe, cùng cái lắc đầu buồn bă.
“C̣n chồng chị?” – “Chồng em chết 10 năm rồi. Nếu c̣n chồng em th́ em không có khổ như vầy…” Một khoảng lặng im giữa chị và tôi.
Chị cho biết chồng chị trước đây làm nghề sửa xe. C̣n chị th́ đi làm hăng, có lúc làm khai thuế. Chị có 4 người con, 3 trai, 1 gái.
“Một đứa con trai chết rồi,” chị nói. “Chết 10 năm rồi, chết trước chồng em.”
“Trước khi vào đây, chị ở với ai?” – “Ở với đứa con gái, mà giờ nó bỏ em ở đây rồi, gọi nó không bắt phone.” Chị nói, mắt nh́n vào khoảng trời trước mặt. Chói chang.
Tôi cố giấu tiếng thở dài. “C̣n hai đứa con trai kia th́ ở đâu?” – “Một đứa chết. Một đứa ở tù.” – “Ở tù hả?” Tôi cố giữ giọng b́nh thản như thể chỉ hỏi cho chắc chắn là ḿnh không nghe sai. “Ừ, nó ở tù.”
“Chị có 3 đứa con trai phải không?” – “Ừ, một đứa chết, một đứa ở tù.” Chị nhắc lại. Tôi buộc miệng hỏi tiếp, “Vậy c̣n một đứa nữa đâu?” – “Cũng ở tù.”
“Hai tháng nữa con trai em ra rồi. Nó ra th́ em đỡ hơn,” chị nói như khoe cùng nụ cười lóe niềm hy vọng.
Vẫn giữ giọng b́nh thản, tôi hỏi thêm, “Con chị ở tù lâu chưa?” – “Lâu rồi.” – “Nó bị sao vậy?” – “Em cũng hỏng biết nữa.”
Tôi im lặng. Chị cũng im lặng.
“Chị có gia đ́nh anh chị em ǵ ở đây không?” Tôi lên tiếng tiếp. – “Hỏng có ai hết, có ḿnh em à.” – “Ba má chị c̣n không?” – “Má em mất rồi. Ba em th́ không ngó tới.”
Tôi đưa mắt qua nh́n đứa bạn như ngầm hỏi những điều chị vừa nói có ư nghĩa như thế nào. Bạn lên tiếng, “Chỉ bị cắt nhiều khoản trợ cấp của chính phủ, giờ xin lại th́ người ta đ̣i phải có thẻ xanh, mà chỉ làm mất thẻ rồi, không có nhớ số nên không có điền vô giấy tờ được. Em có gọi cho con gái và ba của chỉ để hỏi coi họ có thể kiếm được dùm không mà h́nh như không ai muốn nghe điện thoại hết, họ trả lời cà lơ cà lơ rồi tắt máy. Chỉ ở trong này không có ai vô thăm, chỉ có những người làm thiện nguyện tụi em thỉnh thoảng vô, mua thêm đồ ăn cho chỉ.”
“Có con mà không có nhờ được ǵ hết, không nhờ được ai hết. Em buồn lắm, tối ngủ không có được, mỗi ngày ngủ có mấy tiếng à, suy nghĩ đủ thứ buồn lắm.” Chị nói, giọng như muốn khóc.
Chị cho biết thẻ xanh bị mất chứ không phải bị “tịch thu.” Lâu nay chị ở với con gái. Con gái chị làm ở quán bar. Chị bị stroke đă một năm, thời gian qua vẫn ở nhà với con gái, nhưng vài tháng nay th́ được đưa vô nursing home.
“Hồi trước em c̣n có tiền chính phủ cho mỗi tháng ba trăm mấy, giờ họ cắt rồi, nên muốn mua ǵ cũng không có tiền mua. Em chỉ c̣n tiền food stamp, mà không ai chở đi chợ, thèm ăn trái cây mà không có ai chở đi hết. Con gái em gọi hoài không bắt máy. Nó cũng không có vô,” chị nói, mắt vẫn nh́n vào khoảng không trước mặt.
Tôi xin chị số điện thoại con gái và ba của chị. Chị lần lần mở chiếc túi vải treo trên chiếc xe lăn đưa tôi cái điện thoại, kêu tôi kiếm trong đó.
Tôi đưa tay đẩy đẩy màn h́nh và nhận ra rằng có 3 số điện thoại mà chị gọi nhiều đến bất thường. Đó là số của bạn tôi, của con gái chị và số mang tên một người đàn ông. Tôi có cảm giác h́nh như mỗi ngày chị gọi đến những số này phải mấy chục cuộc.
Tôi chỉ vào số được ghi tên một người đàn ông hỏi “Người này là ai vậy?” – “Là bạn,” chị tủm tỉm cười. – “Ồ. Bạn này có vô thăm chị không?” – “Không, không có ai vô hết. Không có ai trả lời hết.” Chị lắc đầu.
Tôi hỏi số phone của ba chị. Chị nói tên, nhưng tôi không t́m thấy tên đó trong phone. “Không có vậy là không nhớ rồi,” chị nói. Hỏi bạn tôi số điện thoại của ba chị. Bạn nói gọi vài lần không được nên bạn cũng xóa mất rồi.
Tôi ra về sau khi hứa lần tới sẽ mua nho, dưa hấu và một vài đồ dùng phụ nữ mà chị yêu cầu.
Ra tới cửa, nghĩ sao, tôi lại bước đến bàn của các y tá để hỏi thăm về trường hợp của chị. Họ cho biết chị có một người con gái thỉnh thoảng có tới thăm chị chứ không phải là không có ai như chị nói. Rồi như để chắc ăn, các cô lấy quyển sổ ghi tên người ra vào và nói, “Cách đây 6 ngày, con gái cổ có tới thăm 2 lần.”
“Dĩ nhiên là con cổ không tới thường xuyên như cổ mong muốn, nhưng mà con gái cổ có tới,” một cô người Hispanic giải thích bằng thái độ hơi bất b́nh khi nghe chị than phiền như vậy.
Tôi lái xe ra về, mông lung nhiều suy nghĩ. Người Việt ḿnh sang đây sao mà đủ cảnh ngộ thế này. Phải nghĩ như thế nào về hoàn cảnh của người phụ nữ này đây?
Tôi thử gọi cho con gái chị. Không có ai trả lời.
Tôi gọi cho người bạn chị. Không có ai trả lời.
***
Trưa nay, tôi gọi một lần nữa cho người bạn chị. Rất may, người đàn ông nhấc máy.
Anh cho biết anh chỉ là bạn quen biết chị khoảng 5-6 năm nay. Theo những ǵ anh biết, th́ chị không đi làm mà ở nhà giữ đứa cháu ngoại nay khoảng 8 tuổi. Con gái chị là “single mom.”
“Tôi chưa thấy ai có hoàn cảnh khổ như cổ. Không biết phải nói như thế nào nữa. Mà cổ khổ lắm. Tội nghiệp lắm. Có lúc đang làm việc mà nhớ đến hoàn cảnh của cổ tôi không làm việc được tiếp nữa. Tội lắm!” Người đàn ông có giọng hiền lành nói qua điện thoại.
Khi nghe tôi hỏi thêm về con cái của chị, anh bảo, “Thật t́nh đó là những chuyện riêng tư tôi không có hỏi, tôi cũng chỉ nghe là con cổ ở tù vậy thôi.”
“Từ lúc quen cổ là tôi đă nhắc cổ chuyện đi làm lại thẻ xanh, cổ làm mất lâu rồi. Tôi nhắc hoài mà cổ cứ ậm ờ ậm ờ. Lúc trước c̣n làm việc ở gần Little Saigon, thỉnh thoảng tôi có ghé chở cổ đi chợ, đi đây đó. Giờ tôi không làm ở đó nữa, mà công việc lu bu nên cũng không giúp được nhiều cho cổ,” anh cho biết.
Anh cũng thừa nhận từ ngày chị được đưa vô nursing home anh chưa hề ghé thăm, mà cũng không biết chị nằm ở đâu.
Sau cuộc nói chuyện với anh, tôi đến thăm chị và mang theo những ǵ chị cần.
Bước vào pḥng chị, không thấy ai hết. Ngó ra phía ngoài, cũng không có ai.
Ra hỏi các cô y tá, họ nhận ra tôi và nói “Con gái chị ấy đă ghé chở chị đi ra ngoài chơi rồi.” Tôi gửi quà lại cho chị. Một điều ǵ đó không đến nỗi bi quan len lén trong ḷng.
Dù vậy, trời Tháng Tám nắng vẫn chói chang. Bức bối. (Ngọc Lan)