Sẽ không có chuyện Trung Quốc nhượng bộ biểu t́nh Hong Kong. Bắc Kinh từng từ chối kiến nghị rút dự luật dẫn độ của trưởng đặc khu Carrie Lam, yêu cầu bà không nhượng bộ người biểu t́nh.
Một ngày trước khi chính quyền Hong Kong tuyên bố tạm hoăn thảo luận dự luật dẫn độ vào 17/6, bà Lam đệ tŕnh một báo cáo lên Cơ quan điều phối trung ương về các vấn đề Hong Kong và Macau. Nội dung kiến nghị nhận định rằng rút dự luật dẫn độ có thể xoa dịu các cuộc biểu t́nh ở đặc khu, theo ba cá nhân có liên quan trực tiếp tới vấn đề này tiết lộ với Reuters ngày 29/8.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam. Ảnh: AFP.
Kiến nghị được bà Lam đưa ra trước thời điểm diễn ra cuộc họp ngày 7/8 tại Thâm Quyến, giữa các quan chức cấp cao của chính quyền Bắc Kinh với lănh đạo đặc khu. Trong bản đề xuất, bà Lam phân tích và xem xét cụ thể tính khả thi của năm yêu cầu mà người biểu t́nh đưa ra. Ngoài yêu cầu về rút dự luật dẫn độ, 4 yêu cầu c̣n lại gồm: một cuộc điều tra độc lập về biểu t́nh, tiến hành bầu cử dân chủ hoàn toàn, bỏ thuật ngữ "nổi loạn, bạo loạn" khi mô tả các cuộc biểu t́nh và thả những người biểu t́nh bị bắt.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc từ chối đề nghị của bà Lam, yêu cầu bà không được phép nhượng bộ bất kỳ yêu cầu nào của người biểu t́nh tại thời điểm đó.
Các cá nhân tiết lộ thông tin cho biết Bắc Kinh đă bác bỏ toàn bộ 5 điều kiện được nêu trong đề xuất của bà Lam và muốn chính quyền của bà chủ động hơn trong việc kiểm soát t́nh h́nh. "T́nh h́nh phức tạp hơn nhiều so với hầu hết mọi người nhận thấy", nguồn tin nói.
Văn pḥng Các vấn đề Hong Kong và Macau (HKMAO) từ chối b́nh luận về thông tin trên.
Dự luật "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lư lẫn nhau về vấn đề h́nh sự" sửa đổi là nguồn cơn dẫn tới các cuộc biểu t́nh ở Hong Kong kéo dài gần ba tháng qua, với hàng triệu người xuống đường phản đối chính quyền, yêu cầu rút dự luật và đ̣i bà Lam từ chức. Những người biểu t́nh lo ngại nếu dự luật được thông qua, cư dân Hong Kong cùng những người nước ngoài sống tại trung tâm tài chính toàn cầu này có nguy cơ bị dẫn độ nếu bị truy nă ở Trung Quốc đại lục.
Kể từ khi các cuộc biểu t́nh ở Hong Kong nổ ra, Bắc Kinh đưa ra những tuyên bố cứng rắn trên truyền thông nhà nước về chủ quyền đất nước, cũng như kiên định lập trường đối với người biểu t́nh. Trung Quốc lên án các cuộc biểu t́nh, cáo buộc các thế lực nước ngoài gây ra t́nh trạng bất ổn ở đặc khu.