Chính quyền Indonesia sẽ di dời thủ đô tới tỉnh Đông Kalimantan, nhưng không bỏ rơi Jakarta. Bộ Kế hoạch thông báo sẽ chi 40 tỷ USD trong 10 năm tới để cứu thành phố.
Theo Reuters, Bộ trưởng Kế hoạch Bambang Brodjonegoro cho biết chính quyền Indonesia sẽ chi khoảng 40,18 tỷ USD để bảo vệ đô thị Jakarta trong ṿng 10 năm tới. Khoản đầu tư này c̣n lớn hơn chi phí 33 tỷ USD để xây dựng thủ đô mới ở tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo.
“Jakarta là trung tâm của Indonesia. Chúng tôi di dời trung tâm hành chính đến Đông Kalimantan, nhưng các trung tâm kinh tế và thương mại vẫn nằm ở Jakarta”, Bộ trưởng Brodjonegoro nhấn mạnh.
Jakarta là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới. Đô thị này là nhà của hơn 10 triệu người sống, và có tới 30 triệu người sống ở các thị trấn xung quanh. Bộ trưởng Brodjonegoro giải thích chính quyền buộc phải di dời thủ đô để giảm mật độ dân số Jakarta.
Theo kế hoạch, chính quyền Indonesia sẽ bắt đầu di dời thủ đô vào năm 2024. “Jakarta đang đối mặt với rất nhiều vấn đề, ví dụ như nguồn nước, nước thải và ô nhiễm không khí”, ông Brodjonegoro cho biết.
T́nh trạng tắc nghẽn nghiêm trọng ở Jakarta. Ảnh: Getty Images.
Ước tính chỉ 60% thành phố có hạ tầng đường ống nước. T́nh trạng đó buộc hàng triệu người phải đào giếng để khai thác nước ngầm. Do đó, Jakarta đang lún dần, nạn ngập lụt thường xuyên xảy ra. Ước tính thành phố lún khoảng 28 cm mỗi năm.
Bộ trưởng Brodjonegoro nói chính quyền Indonesia sẽ mở rộng hệ thống ống nước trên toàn thành phố để chấm dứt hành vi khai thác nước ngầm. Nhà chức trách cũng sẽ xây một hệ thống nước thải hoàn toàn mới.
Một phần lớn số tiền đầu tư sẽ được đổ vào việc xây dựng hệ thống giao thông công cộng, bao gồm nối dài tuyến đường ray tàu điện ngầm, mở rộng các tuyến xe bus… Nhiều năm qua, t́nh trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng biến Jakarta thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Reuters dẫn lời chuyên gia địa chất học Heri Andreas thuộc Viện Công nghệ Bandung nhận định Jakarta có thể được cứu nếu toàn bộ người dân thành phố ngừng khai thác nước ngầm. “Khi đó, chính quyền có thể xây hạ tầng quy mô lớn nhưng nền đất không bị lún”, ông nói.
Tuy nhiên, nếu t́nh trạng sụt lún như hiện tại tiếp diễn, khoảng 95% diện tích Jakarta sẽ ch́m dưới nước vào năm 2050.
VietBF © sưu tầm