Trong cuộc họp báo chiều này 22/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói rằng lần thứ hai trong tháng 8 Việt Nam lên tiếng yêu cầu nhóm tàu khảo sát Trung Quốc chấm dứt xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Tàu Địa chất Hải dương 8 hoạt động gần bờ biển Trung Quốc năm 2018. Ảnh: Schottel.
"Nhóm tàu Trung Quốc đă trở lại xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Việt Nam đă nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc, yêu cầu rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, ḥa b́nh ở khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo chiều nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi được hỏi về biện pháp Việt Nam thực hiện với nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc.
"Các lực lượng chức năng tiếp tục bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Với quyết tâm bảo vệ quyền hợp pháp, Việt Nam sẵn sàng giải quyết bất đồng bằng biện pháp ḥa b́nh", theo bà Hằng.
Việt Nam đề nghị các quốc gia liên quan đóng góp vào duy tŕ ḥa b́nh, an ninh hàng hải và hàng không, tuân theo luật pháp quốc tế.
Khi được hỏi về thông tin Việt Nam có thể đưa vụ tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển ra Hội đồng Bảo an và có thể cân nhắc kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế, bà Hằng khẳng định Việt Nam kiên quyết kiên tŕ bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán bằng các biện pháp ḥa b́nh theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.
Hôm 16/8, bà Hằng cũng đă lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống khỏi vùng biển của Việt Nam. Nhóm tàu này đă xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam từ đầu tháng 7 đến ngày 7/8 th́ rút đi. Tuy nhiên, chúng lại quay lại vào ngày 13/8.
Bộ Ngoại giao trước đó đă nhiều lần lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu khỏi vùng biển Việt Nam. Nhiều nước và quan chức nước ngoài cũng đă lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel khẳng định các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Hà Nội trong vùng đặc quyền kinh tế, ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch cùng ba thành viên cấp cao của ủy ban hôm 1/8 cũng lên án Bắc Kinh, cho rằng việc Trung Quốc đưa tàu vào EEZ của Việt Nam là bằng chứng mới nhất về việc Trung Quốc sẵn sàng áp bức để khẳng định các yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông.
Trong cuộc gặp của ASEAN tại Thái Lan hôm 2/8, ngoại trưởng ba nước Mỹ, Nhật Bản, Australia ra tuyên bố chung bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng đối với những hoạt động gây cản trở liên quan đến các dự án dầu khí lâu dài ở Biển Đông.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 20/8 cũng cho rằng những hành động gần đây của Trung Quốc "nhằm đe dọa các nước khác không phát triển nguồn tài nguyên ở Biển Đông là rất đáng lo ngại". Quan chức này khẳng định Washington kiên quyết sát cánh với các nước chống lại "hành vi cưỡng chế và chiến thuật bắt nạt, đe dọa ḥa b́nh và an ninh khu vực".
VietBF © sưu tầm