Một công dân Trung Quốc làm việc tại lănh sự quán Anh ở Hong Kong bị bắt giam tại thành phố vùng biên Thâm Quyến, Trung Quốc, v́ “vi phạm luật pháp”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă cho biết về vụ việc có khả năng làm xấu đi mối quan hệ vốn đă căng thẳng giữa Bắc Kinh và London.
Anh Simon Cheng (Ảnh: Facebook)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/8 xác nhận bắt một công dân của nước này tên là Simon Cheng ở thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) v́ vi phạm luật pháp.
Cheng là nhân viên phụ trách mảng đầu tư và thương mại tại lănh sự quán Anh ở Hong Kong. Anh đă bị thông báo mất tích sau khi không quay trở về từ chuyến công tác ngày 8/8 ở thành phố Thâm Quyến, nơi nằm cách trung tâm Hong Kong chưa đầy 30 km.
Văn pḥng Đối ngoại và Thịnh vượng chung của Anh ngày 20/8 cho biết họ quan ngại sâu sắc với thông tin rằng một đồng nghiệp bị bắt giữ khi đang quay trở về Hong Kong từ Thâm Quyến.
Phát biểu tại buổi họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận Cheng bị bắt trong 15 ngày bởi cảnh sát Thâm Quyến do vi phạm nguyên tắc quản lư an ninh công cộng, nhưng ông Cảnh không đưa thêm bất cứ thông tin chi tiết về sự việc.
Quan chức này cho biết Cheng là công dân mang quốc tịch Trung Quốc v́ vậy đây hoàn toàn là công việc nội bộ của nước này.
“Về phía Anh, chúng tôi đă phản đối những b́nh luận và hành động của họ đưa ra về Hong Kong. Chúng tôi yêu cầu Anh dừng việc đưa ra các tuyên bố không có trách nhiệm, dừng can thiệp vào nội bộ Hong Kong và Trung Quốc”, ông Cảnh nói.
Cảnh sát Thâm Quyến chưa đưa ra b́nh luận về sự việc.
Thông tin về việc anh Cheng mất tích được công bố khi quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đang trong giai đoạn nhạy cảm. Bắc Kinh đă cáo buộc chính quyền Anh can thiệp vào vào nội bộ của Hong Kong khi đưa ra các phát ngôn liên quan tới các vụ biểu t́nh quy mô lớn ở đặc khu đă kéo dài gần 3 tháng qua. Hong Kong là thuộc địa của Anh cho tới năm 1997 khi thành phố này được trao trả cho Trung Quốc.
Trong khi đó, Anh, Mỹ và một số nước khác kêu gọi Trung Quốc tuân thủ quy tắc “một quốc gia, hai chế độ” đang được triển khai ở Hong Kong.