Dự luật dẫn độ vẫn không được rút lại sau khi lănh đạo Hong Kong hứa đối thoại với người biểu t́nh. Bà Carrie Lam cam kết đối thoại với người dân thuộc mọi tầng lớp, nhưng tiếp tục nhấn mạnh rằng không có kế hoạch rút lại dự luật dẫn độ hoàn toàn.
Cảnh sát Hồng Kông bị chỉ trích sử dụng vũ lực quá mức. (H́nh: Reuters)
Theo Reuters, bà Carrie Lam, đặc khu trưởng Hồng Kông, hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám, tuyên bố chính quyền sẽ đối thoại với những người biểu t́nh ôn ḥa và giải quyết các khiếu nại nhắm vào cảnh sát.
“Chúng tôi sẽ lập tức mở chương tŕnh đối thoại với người dân thuộc mọi tầng lớp. Chúng tôi muốn thực hiện việc này một cách thành thật và khiêm nhường. Tôi cùng các giới chức cấp cao của tôi cam kết lắng nghe ư kiến của người dân. Chúng tôi muốn liên lạc với người dân càng sớm càng tốt,” bà Lam nói.
Bà Lam cho biết Hội Đồng Độc Lập Giải Quyết Khiếu Nại Về Cảnh Sát (IPPC), cơ quan theo dơi cảnh sát của Hồng Kông, đă thành lập nhóm công tác đặc biệt để điều tra các khiếu nại về hành động của cảnh sát khi đối phó với người biểu t́nh.
Tuy nhiên, bà tiếp tục nhấn mạnh rằng chính quyền vẫn không có kế hoạch rút lại dự luật dẫn độ hoàn toàn, vốn là một trong những yêu sách của người biểu t́nh.
Ngoài dự luật này, người biểu t́nh c̣n có năm yêu sách khác gồm: bà Lam từ chức, không được gọi biểu t́nh là “bạo loạn,” miễn khởi tố những người biểu t́nh bị bắt, điều tra cảnh sát độc lập, và nối lại cải cách chính trị.
Cũng tại buổi họp báo hôm Thứ Ba, Đặc Khu Trưởng Carrie Lam cho biết bà không thể b́nh luận về vụ các công ty ở Hồng Kông gần đây buộc phải chịu thua trước áp lực chính trị của Trung Quốc. Bà Lam chỉ nói bà hy vọng Hồng Kông có “những thuận lợi riêng trong việc thu hút các công ty ngoại quốc.”
Tuần trước, tổng giám đốc hăng Cathay Pacific phải bất ngờ từ chức sau khi Bắc Kinh nhắm vào hăng này v́ có nhân viên tham gia biểu t́nh. Cathay cũng sa thải hai phi công v́ lư do này.
Trong một diễn biến liên quan, Anh Quốc loan báo nước này cực kỳ quan ngại trước tin một nhân viên của họ bị bắt giữ ở Trung Quốc.
Ông Simon Cheng làm việc cho ṭa lănh sự Anh ở Hồng Kông. Ông Cheng sang Trung Quốc ngày 8 Tháng Tám vừa qua, nhưng đến nay vẫn chưa trở lại làm việc, và không có ai liên lạc được với ông.
Một nguồn tin ở Hồng Kông cung cấp thông tin này sau khi nói chuyện với bạn gái cũng như gia đ́nh ông Cheng.
Trong tuyên bố hôm Thứ Ba, Anh Quốc cho biết “đang yêu cầu chính quyền tỉnh Quảng Đông và Hồng Kông cung cấp thêm thông tin.”
Cảnh sát Hồng Kông xác nhận đang điều tra một vụ mất tích nhưng không nói rơ chi tiết.
C̣n Bộ Ngoại Giao Trung Quốc th́ tuyên bố “không biết ǵ.”
Ông Cảnh Sảng (Geng Shuang), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nói: “Tôi không biết ǵ về vụ việc liên quan.”
Gần đây, Bắc Kinh thường cáo buộc Anh Quốc và các nước phương Tây khác là xen vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Lời cáo buộc được đưa ra giữa lúc Hồng Kông đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997.
Cuộc khủng hoảng đến nay vẫn không có dấu hiệu chấm dứt. Trong những ngày tới sẽ có thêm nhiều cuộc biểu t́nh, gồm cuộc biểu t́nh của nhân viên tàu điện ngầm vào Thứ Tư, 21 Tháng Tám; cuộc biểu t́nh của học sinh phản đối dự luật dẫn độ vào Thứ Năm, 22 Tháng Tám, và cuộc biểu t́nh của nhân viên kế toán vào Thứ Sáu, 23 Tháng Tám.