Tên lửa “chết chóc” Nga vượt trội hơn hẳn vũ khí Mỹ, khiến Thổ Nhĩ Kỳ mua bằng được. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá thấp việc Nga bán “rồng lửa” S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các quan chức Mỹ và các chuyên gia quân sự lại bày tỏ quan ngại về tổ hợp tên lửa pḥng không này. Bởi vậy bắt chấp Mỹ đe dọa, Thổ Nhĩ kỳ vẫn mua bằng được.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400 bất chấp "cơn thịnh nộ" của ông Trump.
Theo Express, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ mới đây xác nhận lô tên lửa pḥng không S-400 thứ hai sẽ được chuyển tới Ankara vào tháng tới. Điều này dẫn đến một số mối lo ngại bên trong Nhà Trắng rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngả về ông Putin hơn là người đồng cấp Donald Trump.
Mỹ muốn Ankara mua tên lửa Patriot, nhưng các chuyên gia nhận định rằng “rồng lửa” S-400 vượt trội hơn nhiều và thỏa thuận có thể c̣n mang cả yếu tố chính trị.
Bất chấp sức ép từ Mỹ, Thổ Nhĩ kỳ đă chọn tên lửa Nga và theo các chuyên gia, đây nhiều khả năng là lựa chọn đúng đắn. Tổ chức phân tích t́nh báo phi chính phủ Stratfor ở Mỹ, đánh giá S-400 là một trong những hệ thống pḥng không tốt nhất thế giới, với các cảm biến tinh vi, khả năng nhắm bắn chính xác, đa dạng và có thể chống lại cả mục tiêu tàng h́nh.
Stratfor kết luận: “S-400 có thể được coi là tổ hợp pḥng không đáng tin cậy nhất đang hoạt động ngày nay”.
Tổ hợp pḥng không này có khả năng đánh trúng mục tiêu trên bầu trời ở khoảng cách 400km, tầm cao 27.000 mét. Mỗi tổ hợp có 12 bệ phóng, với nhiều lựa chọn đạn tên lửa khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, theo chuyên gia quân sự Richard Connolly.
S-400 có tầm bắn và tầm cao vượt trội hơn hẳn tên lửa Patriot của Mỹ.
Đánh giá của Stratfor cũng được một cựu phi công Kapil Kak đồng t́nh. Kak coi đây là tên lửa pḥng không tốt nhất thế giới. “Theo đánh giá của tôi, S-400 vượt trội hơn các hệ thống pḥng không khác, kể cả tên lửa Patriot của Mỹ”.
“Patriot từng thực chiến trong Chiến tranh Vùng vịnh và liên tục được nâng cấp, nhưng vẫn không thể bằng được S-400”, Kak nói, nhấn mạnh rằng tên lửa pḥng không Mỹ hoạt động không đáng tin cậy, không tiện dụng bằng mà c̣n đắt hơn.
Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, các tổ hợp Patriot chỉ đánh chặn được mục tiêu cách 70km, tầm cao 24.000 mét.
Điều đó có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hứng chịu cơn thịnh nộ của ông Trump, để được sở hữu tên lửa pḥng không tốt nhất, theo nhà phân tích Abdullah Masri. “Độ tin cậy của Patriot chỉ là 1 trên 4, rất khó để Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấp nhận”.
Thổ Nhĩ Kỳ tọa lạc ở vùng đất giao thoa giữa Âu-Á, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, nên cần có vũ khí uy lực và S-400 rất phù hợp, Masri nhận định.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua tên lửa S-400 của Nga. Trung Quốc đă tiếp nhận các tổ hợp S-400. Binh sĩ được gửi đến Moscow để trực tiếp được hướng dẫn cách sử dụng loại vũ khí pḥng không uy lực này.
VietBF@ sưu tầm.