Ba nước cờ nguy hiểm của Trung Quốc ở biển Đông sẽ thất bại! “Tam chủng chiến pháp” của Trung Cộng dẫu có lợi hại đến đâu th́ cuối cùng nước này cũng phải cúi đầu trước công lư mà thôi. Chúng bay hăy nhớ lấy điều này.
Ba nước cờ nguy hiểm, bao gồm dư luận chiến, tâm lư chiến và pháp lư chiến, đă và đang được Trung Quốc (TQ) ra sức thực hành theo kiểu tung hỏa mù trong chiến lược mở rộng bờ cơi trên biển một cách phi pháp. Bắc Kinh muốn “cái sai nói hoài thành cái đúng” và lôi kéo sự ủng hộ của dân TQ lẫn công chúng quốc tế bằng dư luận chiến; muốn đe dọa và làm nhụt chí đối thủ bằng tâm lư chiến; muốn bẻ cong luật pháp quốc tế để hưởng lợi bằng pháp lư chiến.
Tuy nhiên, mọi chiến lược muốn thành công phải dựa trên nền tảng công lư! Khái niệm công lư không gói gọn trong phạm vi luật pháp mà nó bao hàm toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xă hội của con người, của một hay nhiều nước. Công lư ở biển Đông thể hiện qua việc phân định ranh giới trên biển rơ ràng theo luật pháp quốc tế. Từ đó, các nước có chủ quyền được đảm bảo quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ: Ngư dân được đánh bắt cá; doanh nghiệp được thăm ḍ, khai thác tài nguyên; nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đại dương; môi trường biển được bảo tồn đa dạng và bền vững; tàu thuyền được qua lại trong khuôn khổ tự do hàng hải... Tất cả quyền này đă được các quốc gia trên thế giới thảo luận và thống nhất đưa vào luật, đánh dấu những bước đi văn minh của con người trong việc tạo ra thể chế hành xử với nhau.
Vậy mà TQ hành xử hoàn toàn ngược lại. Họ cấm ngư dân các nước đánh cá, cho tàu va đâm, thậm chí bỏ rơi ngư dân nước khác đang ch́m dần trên biển. Họ chiếm nhiều thực thể bằng vũ lực, ra sức bồi lấp, xây dựng thần tốc thành các đảo nhân tạo rồi quân sự hóa thành các tiền đồn, gây áp lực lên an ninh hàng hải. Họ ngang nhiên đưa tàu khảo sát, giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước khác. Cách hành xử này thường xuyên, kéo dài và được thực hiện dựa vào những lập trường vô lư: Quyền lịch sử và yêu sách đường chín đoạn. Khi bị Ṭa trọng tài bác bỏ tất cả luận điểm năm 2016, họ tiếp tục bác bỏ vai tṛ của ṭa, bác bỏ phán quyết, qua đó gián tiếp bác bỏ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà chính họ đă đặt bút kư để trở thành thành viên.
Một quốc gia dù giàu có và hùng mạnh đến đâu nếu không tuân theo luật chơi chung, ngó lơ công lư th́ sớm muộn ǵ cũng sẽ bị dư luận quốc tế phản ứng. Lịch sử cho thấy tất cả tranh chấp trên biển, dẫu có kéo dài hàng trăm năm, sau cùng đều được dàn xếp dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Trái lại, nói như Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Việt Nam của Ủy ban Luật pháp quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc (ILC), “lịch sử đă chứng kiến nhiều lần vũ lực được tôn thờ để giải quyết các tranh chấp quốc tế nhưng cuối cùng đều thất bại… Với sự đấu tranh của cộng đồng quốc tế, công lư sớm muộn sẽ được thực thi”. Hoặc lư giải như PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: “TQ không thể chống lại toàn bộ cộng đồng quốc tế để hành động một cách ngang ngược… về lâu dài, TQ sẽ phải từng bước thực hiện các phán quyết của ṭa…”. Biển Đông là bước đệm quan trọng để TQ thực hiện tham vọng: “Làm chủ biển, làm chủ thế giới”. Tuy nhiên, họ đă khởi đầu quá sai và đă đến lúc TQ cần chấm dứt chuỗi sai phạm đó!
VietBF@ sưu tầm.