Một ngôi đền 400 tuổi ở Nhật Bản đă trở thành chủ đề “nóng” tại quốc gia này v́ quyết định đưa một nhà sư robot vào sử dụng trí tuệ nhân tạo trong một dự án truyền đạo trị giá 1 triệu USD.
Nhà sư đặc biệt sử dụng trí tuệ nhân tạo (Ảnh: AFP)
Ngôi đền Kodaiji ở Kyoto đă trở thành đề tài gây “sốt” trong dư luận Nhật Bản khi sử dụng một nhà sư robot mà họ tuyên bố rằng sẽ “thay đổi bộ mặt của Phật giáo”.
Nhà sư đặc biệt có tên là Mindar đă thực hiện các bài giảng đạo và các “đồng nghiệp” người thật của robot này dự đoán rằng nhà sư đặc biệt với công nghệ trí thông minh nhân tạo sẽ sớm đạt được sự uyên bác vô hạn.
“Robot này sẽ không bao giờ chết, nó sẽ không ngừng cập nhật và trở nên tốt hơn. Đó là tính năng tuyệt vời của robot. Chúng có thể lưu trữ kiến thức măi măi và không giới hạn. Với trí tuệ nhân tạo, chúng tôi hy vọng Kannon sẽ giúp mọi người vượt qua các vấn đề khó khăn nhất”, nhà sư Tensho Goto nói với AFP.
Cận cảnh khuôn mặt của nhà sư Kannon (Ảnh: AFP)
Kannon bắt đầu thuyết giảng ở ngôi đền 400 tuổi đầu năm nay và nó có thể di chuyển thân, tay và dầu. Kannon có thể vỗ tay cùng với các tín đồ và phát ra giọng giảng đạo với âm thanh êm dịu. Một camera nhỏ được gắn ở mắt trái của robot.
Tuy nhiên, diện mạo chưa hoàn chỉnh và có phần vẫn hơi “máy móc” của Kannon khiến cho nhiều người cảm thấy nhà sư này có phần hơi đáng sợ.
Kannon được phát triển trong một dự án trị giá 1 triệu USD hợp tác giữa ngôi đền và giáo sư robot đại học Osaka Hiroshi Ishiguro. Dự án này tên là Mindar, có nhiệm vụ dạy về ḷng cảm thông và tác hại nguy hiểm của ham muốn, giận dữ và bản ngă.
Nhà sư Tensho Goto kỳ vọng các robot nhà sư có thể giúp đạo Phật tiếp cận gần hơn với giới trẻ hơn là các nhà sư người thật. “Người trẻ chỉ nghĩ là đền là nơi dành cho đám tang hoặc đám cưới. Sẽ rất khó để giới trẻ có thể thấu hiểu được một nhà sư như tôi nhưng tôi mong robot sẽ giúp họ có thể kết nối”, ông Goto nói.
(Ảnh: AFP)
“Con robot này dạy chúng ta cách vượt qua nỗi đau. Nó ở đây để hỗ trợ những ai cần giúp. Mục đích của đạo Phật là để xoa dịu khổ đau của chúng sinh. Xă hội hiện đại có thể mang tới hàng loạt những áp lực và mệt mỏi nhưng mục tiêu của Phật giáo sẽ không thay đổi”, ông Goto cho biết.
Tuy có diện mạo c̣n khá sơ sài và trông “máy móc”, tuy nhiên một số người cho biết họ có thấy sự ấm áp từ robot v́ cơ chế hướng dẫn dễ hiểu và dễ làm theo. “Robot giúp tôi nghĩ sâu sắc về đúng và sai”, một người cho hay.
Ông Goto cho rằng robot là cỗ máy không có tâm hồn, tuy nhiên bản chất của đạo Phật không phải là tin vào Phật mà tin và đi theo con đường mà Phật dạy. V́ vậy, tư tưởng Phật giáo và cách truyền đạt mới là quan trọng nhất, bất chấp cách phương tiện ra sao.
VietBF © sưu tầm