Trong khi chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt v́ đang gần tiến tới giờ G tăng thuế với số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc, cuộc chiến tiền tệ lại bùng nổ trở thành cuộc chiến kép giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng khốc liệt.
Trung Quốc tiếp tục hạ giá thêm đồng Nhân dân tệ so với đồng USD vào ngày 12-8
Chiến tranh tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc như nóng thêm bởi quyết định ngày 12-8 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc) hạ giá đồng Nhân dân tệ xuống mức 7,0211 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Giá đồng Nhân dân tệ trên thị trường quốc tế trong cùng ngày c̣n thấp hơn khi xuống tới 7,1038 Nhân dân tệ “ăn” 1 USD.
Việc PBoC hạ giá đồng Nhân dân tệ chẳng khác nào một sự “ăn miếng trả miếng” với quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Trung Quốc vào “danh sách đen” các quốc gia thao túng tiền tệ ngày 5-8 vừa qua. Trước đó, Washington đă lần đầu tiên trong lịch sử tuyên bố Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ ngay sau khi Bắc Kinh quyết định hạ giá đồng Nhân tệ từ mức 6,9225 đổi 1 USD xuống mức 7,0391 Nhân dân tệ/USD, đưa đồng tiền quốc gia Trung Quốc lần đầu tiên trong 11 năm qua vượt mốc 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Washington cho rằng đồng Nhân dân tệ suy yếu mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc lợi thế cạnh tranh về giá không công bằng so với các nhà xuất khẩu nước ngoài, cũng như làm gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc. Do đó, Mỹ phải liệt Trung Quốc vào danh sách những quốc gia thao túng tiền tệ để có những biện pháp ứng phó mạnh mẽ và hiệu quả.
Việc Trung Quốc hạ giá hơn nữa đồng Nhân dân tệ sau đ̣n tấn công “dữ dội” ngày 5-8 v́ thế chắc chắn sẽ tiếp tục vấp phải sự trả đũa từ bên kia bờ Thái B́nh Dương. Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ nhanh chóng can thiệp để vô hiệu hóa tác động từ đồng Nhân nhân tệ suy yếu.
Trước mắt, Mỹ có thể đe dọa mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ Trung Quốc để đẩy giá đồng Nhân dân tệ lên cao. Tiếp đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ lập khung pháp lư để đánh thuế mạnh hơn lên hàng hóa Trung Quốc nhằm vô hiệu hóa lợi thế từ đồng Nhân dân tệ suy yếu.
Cùng với những đ̣n trả đũa trong cuộc chiến tiền tệ, chính quyền Tổng thống Donald Trump c̣n tiếp tục huy động thứ “vũ khí” lợi hại trong lĩnh vực thương mại, đó là tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc. Đă có chỉ dấu về việc Washington quyết đẩy cuộc chiến thương mại leo thang khi trong cuộc trao đổi với phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đă bóng gió đề cập tới việc hủy đàm phán thương mại với Trung Quốc mà theo dự định sẽ nối lại vào đầu tháng 9 tới.
Những đ̣n tấn công thuế quan của Mỹ luôn gây thiệt hại nặng nề cho thương mại cũng như nền kinh tế Trung Quốc. Việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ trị giá hơn 200 tỷ USD được cho là một nhân tố quan trọng khiến tăng trưởng kinh tế của nước này bị Quỹ Tiền tệ quốc tế hạ xuống chỉ c̣n 6,2% trong năm nay. IMF lưu ư nếu mức thuế 25% của Mỹ vẫn được duy tŕ đối với hàng hóa Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của cường quốc kinh tế số hai thế giới này sẽ tiếp tục giảm tốc trong năm tới.
Mức suy giảm của kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ c̣n gia tăng thêm nếu Mỹ tăng thuế lên 10% đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa c̣n lại của Trung Quốc. IMF tính toán, nếu Mỹ tăng thuế lên 25% đối với lượng hàng nhập khẩu c̣n lại từ Trung Quốc (hơn 300 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm thêm khoảng 0,8% trong 12 tháng tiếp theo.
Cuộc chiến tranh “kép” - chiến tranh thương mại gắn liền với chiến tranh tiền tệ - v́ thế có thể dẫn tới lo ngại sâu sắc là mang lại hệ lụy khôn lường không chỉ nền kinh tế của hai cường quốc lớn nhất thế giới này mà c̣n cả kinh tế toàn cầu.
VietBF © sưu tầm