Các lănh đạo cơ quan đầu tư và quan chức Mỹ nhận định Việt Nam có môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nhằm phát triển các dự án trong các lĩnh vực phục vụ cộng đồng.
Chánh văn pḥng Cơ quan Đầu tư Tư nhân Nước ngoài Mỹ Eric Jones (Ảnh: Thành Đạt)
“Tôi đă có vài chuyến đi tới khu vực, trong đó có Việt Nam hồi tháng 4 năm nay. Chúng tôi rất hào hứng khi được hợp tác với Việt Nam v́ các bạn là một đất nước tuyệt vời. Chúng tôi nh́n thấy sự phát triển của Việt Nam”, ông Eric Jones, Chánh văn pḥng Cơ quan Đầu tư Tư nhân Nước ngoài Mỹ (OPIC), đă trao đổi với phóng viên Dân Trí trong cuộc gặp tại trụ sở của OPIC ở Washington ngày 9/8.
“Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là những thành phố phát triển mạnh mẽ và chúng tôi cũng đang t́m kiếm cơ hội đầu tư tại các khu vực khác của Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi nh́n thấy nhiều cơ hội trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam”, ông Jones cho biết.
OPIC là tổ chức tài chính phát triển của chính phủ Mỹ, huy động nguồn vốn tư nhân để hỗ trợ giải quyết các thách thức cấp bách và thúc đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ. Với sứ mệnh huy động và phân bổ nguồn vốn tư nhân của Mỹ vào các dự án phát triển ở nước ngoài, OPIC đang triển khai dự án tại 89 quốc gia, trong đó có 4 tỷ USD đầu tư vào các dự án tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương.
Theo ông Eric Jones, từ ngày 1/10/2019, OPIC sẽ được nâng cấp thành Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (USIDFC) theo Đạo luật sử dụng hiệu quả hơn các khoản đầu tư phát triển (BUILD) được Tổng thống Donald Trump kư thông qua năm 2018 với ngân sách lên tới 60 tỷ USD, gấp đôi ngân sách hiện tại của OPIC.
Đại diện của OPIC cho biết cơ quan này sẽ tập trung các dự án tại Ấn Độ - Thái B́nh Dương v́ đây là khu vực “vô cùng quan trọng đối với Mỹ”.
“Chúng tôi nắm bắt các cơ hội đầu tư tại khu vực này. Chúng tôi tập trung vào các dự án về cơ sở hạ tầng, năng lượng, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin và kinh tế tài chính”, ông Jones chia sẻ.
“Tại Việt Nam, các lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm và thực hiện các dự án đầu tư gồm nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là năng lượng, từ đó tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống của các cộng đồng. Tôi rất hào hứng với một số dự án năng lượng mà chúng tôi đang tập trung triển khai tại Việt Nam, gồm dự án trang trại điện gió công suất 220 megawatt, dự án khí thiên nhiên hóa lỏng và một số dự án khác với trị giá hàng trăm triệu USD”, ông Jones cho biết thêm.
Ông Jones khẳng định OPIC hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong quá tŕnh hỗ trợ cho các quốc gia độc lập, có chủ quyền tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, đảm bảo các khoản đầu tư không dẫn đến rủi ro về bẫy nợ. Ông cũng cam kết sẽ tiếp tục tăng cường vai tṛ của OPIC tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương trong thời gian tới.
Sứ mệnh của OPIC nhằm tăng cường tập trung vào mục tiêu giúp đưa khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương thành khu vực đi đầu về thương mại, sáng tạo và công nghệ toàn cầu. OPIC tập trung vào 3 trụ cột chính là hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư, bảo hiểm rủi ro chính trị và hỗ trợ các quỹ đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân.
“Môi trường đầu tư tại Việt Nam được cải thiện”
Quyền Phó Trợ lư Ngoại trưởng phụ trách tài chính và phát triển quốc tế Bộ Ngoại giao Mỹ Roland de Marcellus (Ảnh: Thành Đạt)
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ông Roland de Marcellus, Quyền Phó Trợ lư Ngoại trưởng phụ trách tài chính và phát triển quốc tế Bộ Ngoại giao Mỹ, khẳng định “môi trường đầu tư tại Việt Nam đang có sự cải thiện”.
“Các chỉ số từ Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đă có sự cải thiện đáng kể. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Marcellus cho biết.
Theo quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, “một trong những lĩnh vực nhiều tiềm năng phát triển nhất của Việt Nam là năng lượng, trong đó có khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)”.
Ông Marcellus nhận định môi trường đầu tư tại các nước đóng vai tṛ rất quan trọng. Ông lấy ví dụ về trường hợp của Việt Nam - quốc gia Đông Nam Á đang mở cửa chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Mỹ, đồng thời xóa bỏ các rào cản để thu hút đầu tư.
Ông Marcellus cũng đề cập tới những quan ngại về việc các dự án đầu tư hoặc vốn vay từ nước ngoài có thể ảnh hưởng tới vấn đề chủ quyền hoặc chính sách của quốc gia nhận đầu tư. Ông lấy ví dụ về trường hợp của Sri Lanka khi phải gán cảng Hambantota cho Trung Quốc thuê trong thời hạn 99 năm do không thể thanh toán các khoản nợ cho Bắc Kinh.
Ông Marcellus đặc biệt nhấn mạnh “tính bền vững hướng đến mục tiêu dài hạn” của các dự án đầu tư của Mỹ tại các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Theo ông Marcellus, các dự án phải phục vụ cho lợi ích của người dân tại chính quốc gia bản địa và đây cũng là mục tiêu chính của các dự án từ Mỹ.
Ông Marcellus nhận định Ấn Độ - Thái B́nh Dương là khu vực đóng vai tṛ then chốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tính đến năm 2018, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào khu vực này đă lên tới hơn 1 ngh́n tỷ USD. Nhu cầu về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ - Thái B́nh Dương lên tới hơn 1 ngh́n tỷ USD mỗi năm. Do vậy, Mỹ đang thúc đẩy vai tṛ của khu vực đầu tư tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu này.
VietBF © sưu tầm