Ai cũng có thể ăn trái na nhưng có 1 vài lưu ư nhỏ. Mặc dù là một loại trái cây đang trong giai đoạn chính vụ được nhiều người thích thú v́ siêu bổ dưỡng nhưng nếu không nắm được những lưu ư khi ăn na th́ rất có thể biến nó thành "thuốc độc" cho cả gia đ́nh bạn.
Na đang vào giai đoạn chính vụ và được nhiều người săn đón v́ hương vị thơm ngon, ngọt lành đến trong trẻo. Đây là một loại quả rất bổ dưỡng, rất tốt cho người ốm yếu nên dường như ai cũng muốn ăn nhiều để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Không chỉ là thuốc chữa bệnh trong Đông y, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đ́nh, Hà Nội) chia sẻ thêm y học hiện đại cũng công nhận na là loại quả rất bổ dưỡng.
Với những lư do tuyệt vời ấy, nhiều người tận dụng ăn na chính vụ để thu nạp nhiều dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe đẹp từ trong ra ngoài. Tuy nhiên, một số lưu ư khi ăn na không phải ai cũng nắm rơ, có thể khiến loại quả giàu dinh dưỡng này trở thành "chất độc" gây hại sức khỏe của bạn.
1. Ăn na liên tục với suy nghĩ là trái cây thanh nhiệt
Mặc dù na có có vị mát lành nhưng đây không phải loại quả có tính thanh nhiệt, giải nhiệt cho cơ thể. Thậm chí, na c̣n là một loại trái cây có nhiều đường, ăn nhiều có thể gây nóng trong, nổi mụn, táo bón, nhất là những người có cơ địa nóng trong. Đây là lưu ư khi ăn na bắt buộc ai cũng cần ghi nhớ, không nên dựa vào cảm quan vị mát lành mà đánh giá sai về loại quả này.
Do đó, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, những loại quả ngọt, nhiều đường như na không nên ăn nhiều một lúc. Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn na 2-3 lần, mỗi lần không quá 2 quả để vừa cung cấp dinh dưỡng lại không gây nóng trong. Đối với người có cơ địa nóng trong mà không muốn mụn nhọt, táo bón tấn công, tốt nhất chỉ ăn na mỗi tuần một lần một quả.
2. Khi ăn na tuyệt đối không được cắn vỡ hạt na
Theo lương y Bùi Hồng Minh, nhiều người có thói quen ăn na không nhằn được hết hạt quả ra mà nuốt hạt hoặc thậm chí nhai vào cả hạt, làm vỡ hạt na. Đây là thói quen khi ăn na cực nguy hiểm v́ trong hạt na có độc tố cao, người ta thường dùng loại hạt này để nhuộm răng đen, ngâm quần áo để diệt rận chứ không ai ăn cắn vỡ hạt rồi nuốt.
"Khi vỡ lớp vỏ ngoài hạt na, nhân hạt na có khả năng phóng độc tố, gây bỏng rát nên nếu chẳng may cắn vỡ hạt na phải nhanh chóng bỏ ra ngoài, súc miệng sạch sẽ. Nhiều người muốn dùng hạt na để gội đầu bắt chấy là một kinh nghiệm dân gian nhưng không được để chảy nước hạt na vào mắt v́ có thể gây bỏng mắt, cực nguy hiểm", vị lương y cảnh báo thêm.
Đây là lưu ư khi ăn na rất quan trọng, nhất là với trẻ nhỏ thường có tính hiếu kỳ nên cha mẹ cần nâng cao cảnh giác cho con, tránh gặp họa đáng tiếc.
3. Nhóm đối tượng cần thận trọng khi ăn na
- Bệnh nhân tiểu đường: Trong na có hàm lượng đường tương đối cao nên bệnh nhân tiểu đường, nhất là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường không nên ăn na nhiều. Tốt nhất nên ăn thận trọng theo khuyến cáo cụ thể của bác sĩ trong từng trường hợp.
- Người thừa cân béo ph́: Na rất ngon và bổ dưỡng nhưng có hàm lượng đường khá cao nên người đang bị thừa cân, béo ph́ không nên ăn hoặc nên ăn thận trọng theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng.
- Bệnh nhân suy thận: Na là thực phẩm giàu kali nên không phải là người bạn đồng hành hoàn hảo cho bệnh nhân suy thận. Nhóm đối tượng này muốn ăn na cần tham khảo ư kiến bác sĩ, nghiêm cấm tùy tiện nếu không sẽ khiến t́nh trạng bệnh thêm nặng nề hơn.
Na có thể chứa nhiều gịi nên cần quan sát kỹ trước khi ăn
Vào những ngày thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều như dạo gần đây, nguy cơ na có gịi sẽ rất cao. Thêm vào đó, na chín không được bảo quản ngay và bảo quản đúng cách có thể khiến gịi sinh sôi, nảy nở. Với sắc tương đồng thịt na, nhiều người sẽ ăn cả gịi mà không hay để ư. Đây là lưu ư khi ăn na dành cho tất cả mọi người, ai ăn cũng cần cảnh giác, tránh nguy cơ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa…