Trung Quốc bây giờ rất tự tin về sức mạnh quân sự. Họ coi thuwongf dư luận quốc tế. Bắc Kinh vừa khoe oanh tạc cơ H-6K "nắn gân" Mỹ, hăm doạ trên Biển Đông.
12 máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc đă được đưa vào thực hiện các bài tập huấn luyện. Những máy bay này có khả năng mang theo các tên lửa siêu thanh và được thiết kế để tấn công vào các vị trí pḥng thủ sâu trong đất liền của kẻ thù.
Soi "Tên lửa diệt hạm" Trung Quốc ráo riết bắn thử trên Biển Đông?Tên lửa Triều Tiên "xuyên thủng" hệ thống pḥng thủ của Hàn QuốcNHK: Trung Quốc bắn tên lửa chống hạm mới ra Biển Đông
Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc. Ảnh: Britmodeller.com
H-6K là máy bay ném bom chiến lược, mục tiêu của nó là tấn công vào các vị trí pḥng thủ then chốt nằm sâu trong lănh thổ đối phương. Theo các chuyên gia, những máy bay này sẽ được trang bị các tên lửa siêu thanh.
Theo các nhà phân tích, kết hợp với máy bay chiến đấu tàng h́nh J-20, H-6K có thể tạo ra một bước đột phá trong việc phá vỡ các lớp pḥng thủ của đối phương.
“Trong chiến đấu, mục tiêu chính của chúng tôi là tấn công vào các vị trí xa và quan trọng của kẻ thù, từ đó làm tê liệt hàng pḥng thủ của đối phương”, một phi công chiến cơ H-6K cho biết.
Mặc dù H-6K không phải là máy bay tàng h́nh và chỉ thuộc lớp cận âm, nhưng chiến đấu cơ Trung Quốc được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, bao gồm cả các tên lửa hành tŕnh, cho phép nó tấn công ở tầm xa.
H-6K có thể thực hiện các cuộc tấn công mà không cần rời khỏi khu vực an toàn. Với mức độ phát triển của các vũ khí siêu âm hiện đại, máy bay có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 3.000 km sâu trong đất liền.
Nếu mỗi chiếc H-6K có thể mang theo 6 tên lửa, th́ 12 máy bay ném bom có thể tấn công tới 72 vị trí quân sự quan trọng của kẻ địch, các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh.
Song song với các máy bay ném bom chiến lược, cuộc tập trận quy mô lớn cũng đang được tiến hành với các máy bay chiến đấu tàng h́nh J-20 thế hệ mới.
Trung Quốc rất có thể sẽ để các chiến đấu cơ J-20 thực hiện nhiệm vụ cùng các máy bay ném bom H-6K, trong đó chiến cơ tàng h́nh J-20 sẽ đóng vai tṛ là máy bay chiến đấu đột phá, có nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống trinh sát và điều khiển điện từ của các máy bay địch, trong khi nhiệm vụ của máy bay ném bom chiến lược là tấn công vào các mục tiêu mặt đất như trung tâm chỉ huy và các vị trí tên lửa pḥng không.
Global Times cho biết, vào năm 2018, lượng đạn mà H-6K sử dụng trong các cuộc tập trận đă tăng lên nhiều lần so với các năm trước.
Các máy bay ném bom Trung Quốc được đưa vào huấn luyện trong bối cảnh Mỹ đang có ư định triển khai các tên lửa tầm trung tại châu Á. Đáp lại những tuyên bố của Mỹ, Bắc Kinh lớn tiếng rằng sẽ “không để yên” cho những hành động đe dọa đến lănh thổ Trung Quốc.
Mới đây, Trung Quốc đă “chọc tức” Mỹ ở Biển Đông bằng việc lắp đặt thiết bị và các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Quốc Pḥng Mỹ, các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo hồi cuối tháng 6 của Trung Quốc cũng được thực hiện từ các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Tờ The Japan Times hôm 6/8 đưa tin tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đang ở Biển Đông để tiến hành cuộc tuần tra, đúng thời điểm Trung Quốc tuyên bố tổ chức các cuộc tập trận diễn ra trong 2 ngày 6-7/8 gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cấm tất cả các tàu bè đi vào khu vực diễn ra cuộc tập trận.
Mỹ cho rằng các động thái ngang ngược gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông nhằm mục đích hạn chế tự do hàng hải tại khu vực, bao gồm các tuyến đường biển huyết mạch nối liền Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương. Điều này đă khiến những căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng trở nên trầm trọng.
Giới phân tích quân sự nhận định việc Trung Quốc liên tục cho bắn thử tên lửa, khoe sức mạnh của các loại chiến đấu cơ không nằm ngoài mục đích đáp trả các đối thủ, trong đó có Mỹ và hăm doạ các nước khác trên Biển Đông.
VietBF@ sưu tầm.