Mỏ kim cương này nằm ở đất nước Botswana. Đây là mỏ kim cương siêu lớn rộng lên tới 20km. Với mỏ kim cương này, Botswana từ nước nghèo đă biến thành đất nước giàu nhất nh́ châu lục.
Mỏ kim cương Jwaneng
Mỏ Jwaneng của Debswana, một thành phố tại đất nước Botswana, là một mỏ kim cương khổng lồ, rộng 2 km và được tuần tra nghiêm ngặt bởi những chiếc xe tải 300 tấn khổng lồ trên các sườn dốc.
Mỏ kim cương này được sở hữu theo một hợp đồng liên doanh giữa tập đoàn De Beers và chính phủ Botswana, là mỏ kim cương giá trị nhất thế giới và là “một trong những tài sản quan trọng nhất ở nước này”.
Hoạt động khai thác tại đây diễn ra cả ngày cả đêm
Có biệt danh là “Hoàng tử mỏ”, Jwaneng được khai thác lần đầu vào năm 1982. Khai thác thương mại kim cương giúp Botswana từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên trái đất trở thành một trong những nước giàu nhất châu Phi.
Sản lượng sản xuất hiện tại của mỏ là khoảng 10,6 triệu carat mỗi năm, tương đương hơn 2.100 kg. Ngày nay, kim cương chiếm hơn 60% xuất khẩu của Botswana và gần 25% tổng sản phẩm quốc nội. GDP b́nh quân đầu người hiện ở mức 7000 USD/năm (hơn 160 triệu VND). Tính đến năm 2005, nếu vẫn áp dụng sản lượng khai thác gần 11 triệu carat kim cương th́ mỏ Jwaneng đủ dự trữ khai thác trong 27 năm nữa.
Theo số liệu chính thức, nước này đă nhận được 1,6 triệu lượt khách trong năm 2015 nhờ dịch vụ tham quan các mỏ kim cương, tạo ra nguồn thu khoảng 780 triệu euro. Dù chỉ chiếm 3,3% GDP, dịch vụ này đă tạo ra khoảng 140.000 việc làm trên cả nước.
Kim cương đă giúp thay đổi kinh tế của đất nước nghèo nhất thế giới
Hiện tại có khoảng 20 nhà máy cắt và đánh bóng kim cương tại địa phương, mặc dù ngành công nghiệp này đă gặp khó khăn trong nhiều năm nay. Việc cung cấp quá mức kim cương cắt và thô cho các nhà bán lẻ khiến các nhà sản xuất đă phải thu nhỏ lại quy mô sản xuất. Nhiều công việc đă bị mất và gây ra thất nghiệp, một số nhà máy đă hoàn toàn phải đóng cửa.
Kim cương ở Botswana có giá trị cao nhất thế giới
Tuy nhiên, Onkokame Kitso Mokaila, bộ trưởng tài nguyên khoáng sản, năng lượng và nước, nói rằng Botswana cần chú trọng vào phát triển giáo dục và nhân lực, chứ không phải là khai thác tài nguyên thiên nhiên.
“Giáo dục là một nền tảng. Không có giáo dục, bạn sẽ phải chịu số phận hèn kém”, Mokaila nói. “Ông bà và cha mẹ chúng tôi không khao khát thay đổi như chúng tôi. Một chút thay đổi là đủ tốt cho họ. Nhưng con cái chúng tôi... muốn wifi miễn phí ở mọi nơi. Chúng muốn băng thông rộng. Chúng muốn có công nghệ ở đây và ngay bây giờ. Họ muốn trở thành những người dẫn đầu ngành công nghiệp. Và đó là những ǵ tiếp theo mà chúng tôi nên làm”.
VietBF Sưu Tầm