Tin từ Hà Nội, ngày 01/7/2019: Trong một bài phát biểu gần đây, thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc không đề cập đến công đoàn độc lập, cho dù vấn đề này được ghi như là điều kiện bắt buộc trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPCPP), và Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Châu Âu (EVFTA), cũng như trong các công ước của Tổ chức Công đoàn Thế giới (ILO).
Trong lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam sáng 28/7, ông Phúc nói rằng công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội tiên phong trong xây dựng, chỉnh đốn, bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Theo ông Phúc, thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảngcầm quyền, trái với nhận thức chung của thế giới rằng những nghiệp đoàn phải là một cơ cấu hoàn toàn phi chính trị, không làm theo chỉ thị của đảng phái, và mục tiêu tối hậu là phải tranh đấu cho phúc lợi của những người lao động.
CPTPP và EVFTA cùng Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và EU có ràng buộc về yếu tố lao động và môi trường, được dẫn chiếu theo 8 công ước quốc tế của ILO. Việt Nam đã ký kết thông qua 6 trong số 8 công ước quốc tế đó. Hiện nay Việt Nam bị hối thúc ký và phê chuẩn đầy đủ thêm Công ước 105 và 87.
Chế độ Hà Nội rất sợ những tổ chức độc lập, đặc biệt là đảng phái và công đoàn. Họ luôn sợ mô hình Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, tổ chức đóng vai trò quan trọng lật đổ chế độ cộng sản năm 1989. Nhiều nhà hoạt động công đoàn như Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Nguyễn Văn Đức Độ bị cầm tù với những bản án nặng nề.
Cùng với nông dân, giai cấp công nhân Việt Nam đang bị bóc lột bởi doanh nghiệp trong nước, và nhà đầu tư nước ngoài đến từ Trung Cộng, Đài Loan, Hàn Quốc…