Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng băi Tư Chính của Việt Nam và khiến t́nh h́nh trên Biển Đông gia tăng căng thẳng. Trung Quốc đang lộng hành ở Biển Đông với chiêu “cây bắp cải”.
PGS.TS Vũ Thanh Ca - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lư biển và hải đảo Việt Nam - đă cho PV Dân trí biết như vậy, khi trao đổi về việc Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng băi Tư Chính của Việt Nam và căng thẳng gia tăng trên Biển Đông
Hành động cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc
- Phóng viên: Trung Quốc vẫn ngoan cố không rút tàu khỏi khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thậm chí liên tục có hành động làm leo thang căng thẳng. Xin ông cho biết cụ thể căn cứ pháp lư của Việt Nam tại băi Tư Chính và vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực nam Biển Đông?
- PGS.TS Vũ Thanh Ca: Căn cứ vào tọa độ các đường khảo sát và hồ sơ ranh giới ngoài của thềm lục địa mà Việt Nam tŕnh lên Liên hợp quốc vào tháng 5 năm 2009, hiện nay tàu Trung Quốc đang nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và một phần vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Điểm gần nhất của lộ tŕnh khảo sát nằm rất sâu trong vùng biển Việt Nam, cách bờ biển B́nh Thuận dưới 120 hải lí, trong khi khu vực này nằm cách xa lục địa Trung Quốc khoảng trên 600 hải lí. V́ vậy, theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei.
Hiện tại khu vực này Việt Nam và Malaysia đă tŕnh chung hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa. Brunei không phản đối. Trong thực tế, Việt Nam đang kiểm soát và khai thác dầu khí tại khu vực này và chỉ có Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam.
Lập luận của Trung Quốc khi tranh chấp với Việt Nam là khu vực này nằm trong phạm vi “đường lưỡi ḅ” hoặc là một phần của cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa” mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền trái phép. Tuy vậy, phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực năm 2016 đă nêu rơ:
Một là, không có cơ sở pháp lư để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn. Hai là, không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng và các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Phán quyết của Ṭa trọng tài thường trực là một phần của luật pháp quốc tế.
Như vậy, theo luật pháp quốc tế, “đường lưỡi ḅ” là phi pháp và không tồn tại cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa” nên Trung Quốc không thể dùng “đường lưỡi ḅ” hoặc “vùng nước quần đảo Trường Sa” để biện minh rằng vùng biển phía Đông Nam Việt Nam là vùng tranh chấp. Khu vực này thuần túy là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
- Với yêu sách “đường lưỡi ḅ”, Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của chúng ta hết lần này tới lần khác bằng những hành động cực kỳ nguy hiểm. Theo ông, mưu đồ của Bắc Kinh sẽ gây ra những hệ luỵ ǵ?
- Tôi cho rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục nuôi dă tâm độc chiếm Biển Đông. Mục đích cuối cùng của Trung Quốc là biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Trước khi có phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực vào năm 2016, Trung Quốc đă sử dụng các chiến thuật “tằm ăn lá dâu”, từng bước “gặm nhấm” Biển Đông; “cây bắp cải” với nhiều lực lượng phối hợp trên biển theo các lớp khác nhau; chiến thuật “vùng xám”, sử dụng dân binh dưới nhiều h́nh thức nhằm quấy rối, gây căng thẳng dưới dạng bắt nạt nhưng không để xung đột vượt quá tầm kiểm soát và từng bước vô hiệu hóa lực lượng chấp pháp của các nước ven Biển Đông.
Hành động Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam lần này xảy ra trong bối cảnh Việt Nam đang cùng ASEAN và Trung Quốc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trung Quốc sử dụng triệt để chiến thuật “cây bắp cải” và “vùng xám”, kết hợp với các biện pháp chính trị, ngoại giao để tạo sức ép, cô lập Việt Nam và buộc Việt Nam phải thay đổi quan điểm theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là cực kỳ nguy hiểm v́ nó làm suy giảm ḷng tin, làm gia tăng căng thẳng, dẫn tới nguy cơ mất an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc cũng phá hoại nỗ lực của các nước nhằm đàm phán đạt được thỏa thuận COC.
Nếu kiện Trung Quốc, Việt Nam chắc chắn thắng!
- Việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, chiếm đóng các điểm đảo và vùng biển tranh chấp của các nước trong khu vực vẫn c̣n nguyên tính thời sự. Lần này, nếu Trung Quốc không “xuống thang” và tiếp tục vi phạm trắng trợn, ông có lo ngại về nguy cơ xung đột vũ trang có thể xảy ra?
- Việt Nam c̣n rất nhiều biện pháp ḥa b́nh để đối phó với Trung Quốc. Trước hết, Việt Nam cần tiếp tục đấu tranh chính trị, ngoại giao với Trung Quốc, đồng thời đưa vấn đề Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam ra các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt là Liên hợp quốc.
Giải pháp pháp lư cuối cùng là kiện Trung Quốc ra Ṭa án quốc tế. Nếu kiện Trung Quốc ra Ṭa án quốc tế về việc Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam th́ Việt Nam sẽ nắm chắc phần thắng trong tay, và tác động chính trị, ngoại giao với Trung Quốc sẽ cực kỳ lớn.
Việt Nam sẽ t́m mọi cách để tránh xung đột vũ trang, nhưng sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển.
- Hạ viện Mỹ mới đây khẳng định đứng về phía Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa với Trung Quốc. Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc dừng ngay các hành vi hung hăng, xâm phạm băi Tư Chính của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, ông đánh giá về động thái này của Mỹ như thế nào, thưa ông?
- Đây là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ và của ông Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Mỹ. Ta cần chú ư là Mỹ luôn tuyên bố trung lập trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng ủng hộ luật pháp quốc tế và đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. V́ Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế và Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, gây bất ổn trên Biển Đông nên việc Mỹ tuyên bố ủng hộ Việt Nam là tất yếu.
Tôi cho rằng, tất cả các nước lớn trên thế giới, trừ Trung Quốc, đều mong muốn luật pháp quốc tế được thực thi trên Biển Đông để đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững trên Biển Đông. Do vậy, cho dù tuyên bố hay không tuyên bố, các nước này đều ủng hộ Việt Nam.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!