Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc được 35 tàu tuần tra hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Việt Nam đă có phản ứng về sự việc này.......
Thời báo kinh tế Ấn Độ, dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết ngày 4/7, tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc, được hộ tống bởi đoàn 35 tàu tuần tra đă bắt đầu tiến hành các hoạt động trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Chúng tôi đă thông báo tới Ấn Độ về t́nh h́nh hiện tại trên Biển Đông v́ Ấn Độ là một trong những bên liên quan,cũng như nhân tố chủ chốt trong khu vực", một quan chức Việt Nam giấu tên cho hay.
Trắng trợn tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, hành động này của Trung Quốc từ lâu đă vấp phải sự phản ứng dữ dội từ nhiều quốc gia ASEAN như Việt Nam, Brunei và Philippines.
Trong khi đó, Ấn Độ là một nhân tố ủng hộ tích cực cho tự do hàng hải và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển.
Bên cạnh Ấn Độ, Việt Nam cũng đă trao đổi với Mỹ, Nga, Australia và một số nước khác để bày tỏ quan ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc đă đe dọa các hoạt động khai thác thăm ḍ dầu khí trong vùng biển Việt Nam, trong đó có sự tham gia của công ty Nga và công ty Ấn Độ trong nhiều năm qua.
Cũng theo quan chức này, các hoạt động của Trung Quốc tại băi Tư Chính "là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với lănh hải của ḿnh theo quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".
Nguồn tin ngoại giao trên đây cũng cho biết Việt Nam đă đề cập vấn đề này với các cấp chính phủ Trung Quốc.
Vào tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đă khẳng định: Trước hành động âm mưu phá hoại hoạt động thăm ḍ dầu khí trên Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng toàn vẹn lănh thổ và quyền tài phán của ḿnh.