Ông Boris Johnson nhậm chức Thủ tướng Anh với cam kết thách thức "những kẻ nghi ngờ và những người cam chịu" bằng cách đưa nước này ra khỏi Liên minh châu Âu vào cuối tháng 10.
Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson đă có cuộc họp nội các đầu tiên vào ngày 25-7 để bàn cách thuyết phục Liên minh châu Âu đồng ư với thỏa thuận Brexit (Anh ra khỏi Liên minh châu Âu - EU) mới trước hạn chót 31-10.
Theo đài CNN, ông Johnson nhậm chức với cam kết thách thức "những kẻ nghi ngờ và những người cam chịu" bằng cách đưa nước này ra khỏi EU vào cuối tháng 10 - nhiệm vụ đă đánh bại vị tiền nhiệm Theresa May.
Các chức vụ chính trong nội các mới của ông Johnson dành cho những người ủng hộ kế hoạch Brexit - kênh Deutsche Welle đưa tin. Vai tṛ bộ trưởng ngoại giao được giao cho ông Dominic Raab, nhà đàm phán cũ của chiến dịch Brexit, người đă từng rút khỏi chính phủ của bà May để phản đối thỏa thuận "ly hôn" kư kết với Brussels. Ông Raab, người đă từng có tên trong số các ứng cử viên thay thế bà May, c̣n được giao nhiệm vụ đại diện Thủ tướng Johnson khi ông vắng mặt.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (giữa) chủ tŕ cuộc họp nội các đầu tiên hôm 25-7. Ảnh: REUTERS
Priti Patel, nhân vật ủng hộ Brexit và là cựu bộ trưởng phát triển quốc tế, trở lại chính phủ với tư cách bộ trưởng nội vụ, vai tṛ trước đây của ông Sajid Javid - một cựu chủ ngân hàng đầu tư, nay chuyển sang nắm giữ Bộ Tài chính Anh. Các thành viên nổi bật của chiến dịch "Ủng hộ Boris" là Liz Truss và Gavin Williamson đều trở lại chính phủ, với các chức vụ tương ứng là bộ trưởng thương mại và bộ trưởng giáo dục. Ông Jacob Rees-Mogg, Chủ tịch Nhóm Nghiên cứu châu Âu ủng hộ Brexit, từng đứng đầu những người kêu gọi phế truất bà May, là tân lănh đạo Hạ viện Anh.
Ở chiều ngược lại, cựu bộ trưởng ngoại giao Jeremy Hunt, đối thủ tranh chức thủ tướng với ông Johnson, và những người ủng hộ ông này, đă trở thành nạn nhân của một cuộc "thanh trừng". Bản thân ông Hunt đă từ chối ghế bộ trưởng quốc pḥng và chọn cách quay trở lại làm một nghị sĩ.
Ngoài ra, theo báo The Guardian, ông Johnson cũng đă thực hiện một loạt cam kết về chính sách. Ông hứa sẽ tuyển thêm 20.000 cảnh sát, chấm dứt t́nh trạng mọi người phải chờ đợi 3 tuần mới được gặp bác sĩ, bắt đầu nâng cấp 20 bệnh viện mới và tăng chi tiêu cho mỗi học sinh.
Ông Ian Lavery, Chủ tịch Công Đảng, nhận định: "Hành động đầu tiên của Thủ tướng Boris Johnson là bổ nhiệm một nội các gồm những người bảo thủ theo đường lối cứng rắn, những người sẽ chỉ đại diện cho một số ít người có đặc quyền, đặc lợi".
Trong khi đó, sự kiện ông Johnson được chọn làm thủ tướng đă nhận được những phản ứng trái chiều trên trường quốc tế. Sau khi Tổng thống Donald Trump gửi lời chúc mừng nồng nhiệt, báo chí Mỹ đă tỏ thái độ tiêu cực dành cho tân thủ tướng Anh. Tờ The Washington Post cho rằng ông Johnson là người nổi tiếng v́ sự ngẫu hứng, không chú ư đến chi tiết và thường xuyên có những phát ngôn sai lầm.
Một số nhà b́nh luận Mỹ nhận định đây là thời điểm quyết định cho chính sách của châu Âu đối với Iran nói chung. Về phần ḿnh, tân Thủ tướng Anh có thể phải lựa chọn việc hộ tống các tàu ở vùng Vịnh do châu Âu hoặc Mỹ lănh đạo. Phương án nào cũng đều có thể tạo ra tinh thần chung cho một chương tŕnh nghị sự phức tạp - bao gồm việc rút khỏi EU, kư thỏa thuận thương mại với Mỹ và duy tŕ hoặc phá vỡ các nỗ lực của châu Âu để giữ vững thỏa thuận ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran.
VietBF © sưu tầm