Sau lùm xùm công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc về gắn mác Việt Nam. Điều tra ra vụ việc nhập hàng điện tử gia dụng nhăn hiệu Asanzo và linh kiện tivi, máy lạnh từ Trung Quốc cung cấp cho Asanzo lắp ráp. Một công ty đang bị khởi tố về tội buôn lậu.
Cục Hải quan TP.HCM cũng quyết định chuyển hồ sơ của 14 công ty khác cho Bộ Công an điều tra, do các công ty này "mất tích" khiến việc kiểm tra sau thông quan bế tắc.
Nhập ḷ nướng Asanzo, khai báo linh kiện
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lănh đạo Pḥng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP.HCM (PC03) xác nhận cơ quan này đă có quyết định khởi tố vụ án "buôn lậu" đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại Sa Huỳnh (mă số doanh nghiệp 0315160060).
Hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Sa Huỳnh được Cục Hải quan TP.HCM phát hiện, điều tra ban đầu, sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để khởi tố. Theo Cục Hải quan TP.HCM, công ty này đă tạm ngừng hoạt động có thời hạn kể từ ngày 6-3-2019.
Trước đó, ngày 7-9-2018 lực lượng chức năng Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra container số hiệu FCIU8689004 chứa hàng hóa do Công ty Sa Huỳnh nhập từ Trung Quốc về cảng IDC Phước Long.
Công ty này khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu là linh kiện dùng để lắp ráp ḷ nướng thủy tinh. Số lượng gồm: 970 nắp đậy bằng nhựa, 940 chậu ḷ nướng bằng thủy tinh, 1.180 thiết bị đếm thời gian của ḷ nướng.
Tổng giá trị hàng hóa gần 213 triệu đồng. Xuất xứ hàng hóa (C/O) do cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cấp.
Tuy nhiên khi kiểm tra th́ phát hiện toàn bộ hàng hóa bên trong container là 1.300 bộ ḷ nướng thủy tinh nguyên chiếc nhăn hiệu Asanzo. Đặc biệt là trong thùng cactông đựng ḷ nướng c̣n có cả phiếu bảo hành in sẵn bằng tiếng Việt: "Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" kèm số đường dây nóng 18001035.
Mặc dù hồ sơ hải quan thể hiện hàng hóa có xuất xứ (C/O) Trung Quốc, toàn bộ ḷ nướng trong container này hoàn toàn không có tem nhăn ghi thông tin xuất xứ.
Giám đốc "ảo", chữ kư giả
Công ty Sa Huỳnh đăng kư kinh doanh tại số 861/27/39 Trần Xuân Soạn, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM. Tuy nhiên, công an phường xác nhận với hải quan trên địa bàn không tồn tại địa chỉ này, tức là địa chỉ "ma".
Giấy chứng nhận đăng kư doanh nghiệp do Sở KH-ĐT TP.HCM cấp ngày 11-7-2018 thể hiện người đứng tên giám đốc Công ty Sa Huỳnh là Huỳnh Thị Sà Quôl, sinh năm 1981, quê ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Làm việc với cơ quan chức năng, chị Sà Quôl cho biết vào tháng 6-2018, vợ chồng chị lên TP.HCM làm việc trong nhà máy Asanzo ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Công việc của chị là khui thùng cactông lấy ốp lưng tivi nhập khẩu phân loại, chuyển cho bộ phận lắp ráp. C̣n chồng chị làm phụ xe chở thành phẩm Asanzo đi giao ở các tỉnh.
Khi mới vô làm, người phụ trách nhân sự ở đây nói giấy CMND photocopy của chị bị mờ, kêu phải đưa bản chính để làm thẻ ATM trả lương. Ngày 24-9-2018, một người gọi chị lên văn pḥng nói rằng trước đây có mượn CMND để nhập hàng nhưng bị hải quan giữ lại. Công ty nhờ chị ra hải quan kư tên, nộp phạt lấy hàng về rồi sẽ phụ cấp tiền.
Do chị Sà Quôl không mở công ty, không nhập khẩu ǵ nên chị không đồng ư ra hải quan và quyết định nghỉ việc về quê.
Ngày 5-10-2018, Công ty Sa Huỳnh thay đổi người đại diện pháp luật là ông Trương Ngọc Liêm. Làm việc với cơ quan chức năng, ông Liêm thừa nhận nhóm của ông có mượn CMND của chị Sà Quôl để đăng kư doanh nghiệp và đăng kư chức danh giám đốc công ty. Các chữ kư của chị trong chứng từ bộ hồ sơ là do một người trong nhóm của ông Liêm kư giả chứ chị không trực tiếp kư hồ sơ nào.
Theo nhận định của Cục Hải quan TP.HCM, ông Liêm biết rơ hàng điện tử gia dụng nhập từ Trung Quốc về Việt Nam là hàng nhập khẩu có điều kiện, nhưng đă tạo chứng từ giả chữ kư của chị Sà Quôl. Việc khai báo hàng hóa không đúng nhằm mục đích trốn tránh sự kiểm tra chất lượng nhà nước và được hải quan phân cho qua luồng vàng (chỉ kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra trực tiếp hàng hóa) để thông quan hàng hóa trái phép.
Khi làm việc với cơ quan chức năng, các đối tượng này c̣n dựng lên kịch bản đối tác gửi hàng nhầm để che đậy hành vi khai báo gian dối.
Theo hồ sơ Tuổi Trẻ nắm được, số ḷ nướng nguyên chiếc hiệu Asanzo của Công ty Sa Huỳnh nhập do Công ty Zhongshan Kinbly Imp&Exp (Quảng Đông, Trung Quốc) cung cấp. Ngoài lô hàng khai báo gian dối này, cùng thời điểm đó Công ty Sa Huỳnh c̣n nhập một lô hàng gần 3.000 nồi cơm điện chống dính và không chống dính nguyên chiếc nhăn hiệu Asanzo, do Công ty Guangdong Weking Group cung cấp.
V́ sao Công ty Sa Huỳnh khai báo linh kiện?
Theo quy định, hàng hóa có C/O Trung Quốc th́ doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được áp dụng thuế suất ưu đăi đặc biệt ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Công ty TNHH truyền thông Asanzo và một số công ty khác nhập ḷ nướng điện hiệu Asanzo từ Trung Quốc đều khai báo mă hàng là 85166090. Mă hàng này có thuế xuất nhập khẩu ưu đăi là 20%, c̣n thuế suất ACFTA là... 0%.
Theo cơ quan hải quan, Công ty Sa Huỳnh hoàn toàn có thể khai báo ḷ nướng nguyên chiếc v́ thuế nhập khẩu 0%.
Theo quy định, mặt hàng ḷ nướng nguyên chiếc khi nhập khẩu buộc phải đăng kư kiểm tra chất lượng nhà nước. Ngoài ra, nếu nhập khẩu nguyên chiếc th́ khi đưa vào thị trường tiêu thụ buộc phải thể hiện xuất xứ hàng hóa là Trung Quốc trên bao b́, nhăn mác.
Trong vụ này c̣n có khuất tất cần được cơ quan điều tra làm rơ, đó là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thể hiện nhăn hiệu Asanzo, có giấy bảo hành, hướng dẫn sử dụng, số đường dây nóng của Asanzo, nhưng Công ty Sa Huỳnh không khai báo bất cứ thông tin nào liên quan đến nhăn hiệu này. Sản phẩm lô hàng bị bắt không có tem nhăn ghi xuất xứ hàng hóa Trung Quốc theo quy định.