Mỹ cứ rập rình về việc trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vụ mua S-400 của Nga. Nhưng Ankara đă lên sẵn một danh sách đáp trả nếu Mỹ áp đặt trừng phạt. Đòn hiểm nhát là trục xuất Mỹ khỏi căn cứ không quân Incirlik.
Đ̣n đáp trả đích đáng của Thổ Nhĩ Kỳ
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận những thiết bị đầu tiên của hệ thống S-400 từ bản hợp đồng mua bán với Nga, Mỹ đă đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt chiếu theo Đạo luật chống lại kẻ thù nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 22/7 đă khẳng định Ankara thề sẽ trả đũa đích đáng nếu như Mỹ tiến hành trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, ông Cavusoglu khẳng định Ankara đă lên sẵn một bản danh sách đáp trả.
"Nếu nước Mỹ sử dụng các lệnh trừng phạt, chúng tôi sẽ trả lời ngay lập tức. Đây không phải là lời đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ, đây là lời khẳng định. Nước Mỹ đừng mạo hiểm với mối quan hệ giữa hai bên" - Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết trên kênh truyền h́nh Thổ Nhĩ Kỳ TGRT Haber.
Ông Cavusoglu từ chối đưa ra thông tin chi tiết của bản danh sách trả đũa mà Ankara đă lên sẵn. Tuy nhiên Ngoại trưởng tiết lộ Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng sẽ trục xuất quân đội Mỹ ra khỏi căn cứ không quân Incirlik.
Máy bay Mỹ tại căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ
"Đây là một căn cứ có vị trí tự nhiên đặc biệt quan trọng ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Mỹ đang đồn trú ở đây và họ cần phải biết rằng sự hiện diện này được xây dựng trên tinh thần đồng minh" - Ngoại trưởng Cavusoglu cảnh báo.
Người Thổ không nói chơi. Căn cứ không quân Incirlik được liên quân Mỹ và đồng minh sử dụng thường xuyên trong cuộc chiến chống khủng bố IS ở Iraq và Syria trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2017, Ankara đă đưa ra lệnh cấm các nghị sĩ, quan chức của Đức được phép tiếp cận với căn cứ Incirlik, đồng thời lên tiếng yêu cầu Đức rút khỏi vị trí này.
Đáp lại, Berlin cũng tiến hành rút toàn bộ binh lính và trang thiết bị quân sự của họ và di chuyển đến một căn cứ không quân ở Jordan.
Thổ Nhĩ Kỳ đă từng cư xử rắn với đồng minh trong khối NATO, và đối với Mỹ, kịch bản nói trên hoàn toàn có thể thành hiện thực nếu cuộc khủng hoảng giữa Washington và Ankara tiếp tục leo thang.
Incirlik có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Từ căn cứ ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ này, không lực Mỹ có thể bao quát được nhiều vị trí địa chính trị. Trước hết, Incirlik cách không xa căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Hmeimim (Latakia) của Nga ở Syria.
Từ Incirlik, không quân Mỹ có thể bao phủ vùng Đông Địa Trung Hải, bao quát toàn bộ lănh thổ Syria. Mỹ cũng có thể triển khai không lực đến sát biên giới Iran-Thổ Nhĩ Kỳ, đến nhiều vị trí chiến lược bên trong lănh thổ Iraq.
Điều quan trọng hơn, khi Incirlik bị mang ra làm thuốc thử cho mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ th́ hoàn toàn có khả năng nghiêm trọng hơn, quân đội Mỹ hoàn toàn có thể bị trục xuất ra khỏi lănh thổ quốc gia này.
Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng, đây là cầu nối châu Âu - châu Á. Trên lănh thổ quốc gia này, Mỹ c̣n có các căn cứ quân sự trải rộng cho phép họ bao quát Biển Đen, biển Caspian, lănh thổ Iran...
Nếu Washington tiếp tục liều lĩnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara đang có một c̣n át chủ bài trong tay: khai tử hàng loạt căn cứ quân sự của Mỹ tại quốc gia này.
Vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng của căn cứ Incirlik
Căn cứ quân sự- cây gậy răn đe của người Mỹ
Trong quá khứ, chưa một quốc gia đồng minh nào có thể mời Mỹ ra khỏi một căn cứ nếu vị trí đó c̣n có ảnh hưởng trong chiến lược toàn cầu của Washington.
Tại mỗi căn cứ quân sự, người Mỹ không chỉ mang đến quân nhân, vũ khí, mà c̣n đem đến một sợi dây trói buộc với chính phủ của quốc gia đó.
Gần nhất, chính quyền Iraq không ít lần bóng gió về việc các căn cứ nước ngoài phải rời khỏi lănh thổ của họ. Hoặc thậm chí, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahli hôm 2/2 đă nói thẳng với Quyền Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Patrick Shanahan rằng quân đội Mỹ phải rút khỏi các căn cứ trên lănh thổ quốc gia Trung Đông này.
Tất nhiên, Mỹ làm ngơ các yêu cầu này c̣n mối quan hệ Washington-Baghdad xấu đi trầm trọng. Ngay lập tức, Mỹ có những hành động răn đe như cắt viện trợ chính quyền Baghdad, tăng cường hỗ trợ cho các nhóm quân người Kurd tự trị...
Người Mỹ mang đến căn cứ quân sự trên một quốc gia không chỉ nhằm trưng ra chiếc ô bảo vệ đồng minh trước một kẻ thù nào đó, mà c̣n là cây gậy răn đe với chính quan điểm đối ngoại, chính trị của đồng minh này.
Một khi Washington đă không muốn rời đi, họ có thể hành động với hàng loạt biện pháp cực đoan hơn. Có thể là xây dựng, bồi đắp phe đối lập để nắm quyền kiểm soát, thậm chí tạo nội chiến, đảo chính quân sự, hoặc leo thang hơn nữa, sử dụng chính căn cứ quân sự ấy để răn đe.
Với câu chuyện Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí Washington c̣n có căn cứ vũ khí hạt nhân ngay tại quốc gia này, theo một bản báo cáo vô t́nh bị tiết lộ hồi giữa tháng qua của NATO.
Năng lực răn đe của Mỹ là cực cao trước một đồng minh chưa bao giờ khiến Washington thực sự tin tưởng