Trong thời gian qua liên tục xuất hiện các loại trái cây tới từ Nhật Bản với giá cả siêu đắt khiến ai cung phải ngán ngẩm. Mới mức giá đó th́ chỉ có những đại gia thừa tiền mới có thể mua nổi. Vậy điều ǵ đă khiến cho các loại trái cây này trở nên đắt như vậy sẽ có trong bài viết sau. Nh́n bên ngoài, các cửa hàng mang biển hiệu Sembikiya ở Tokyo chẳng khác nào những tiệm bán nữ trang cao cấp, với thiết kế và trang trí sang trọng. Đằng sau cửa kính trưng bày là những loại nông sản có giá đắt đến khó tin - từ dưa hấu h́nh quả tim đến nho “Hồng ngọc La Mă”, mỗi quả có kích thước cỡ trái bóng bàn. Tuy nhiên, trái cây đắt nhất lại không được bán ở các cửa hàng này, mà tại những điểm đấu giá trên toàn Nhật Bản.
Quả nho hơn 10 triệu đồng
Một cặp dưa lưới hảo hạng xuất xứ từ TP.Yubari, tỉnh Hokkaido, đă được bán với giá kỷ lục 5 triệu yen (khoảng 1,07 tỉ đồng) trong phiên đấu giá đầu mùa hôm 25.5, theo Hăng Kyodo. C̣n ông Takashi Hosokawa, quản lư một chuỗi quán trọ truyền thống ở tỉnh Ishikawa, đă sẵn sàng chi 1,2 triệu yen cho một chùm nho gồm 24 quả đỏ mọng, to bằng trái bóng bàn. Nếu chia đều, mỗi quả nho của giống “Hồng ngọc La Mă” có giá 50.000 yen (hơn 10 triệu đồng). Đây cũng là chùm nho cao giá nhất kể từ khi giống này được đưa vào thị trường năm 2008. “Chúng tôi đấu giá 1,2 triệu yen để đánh dấu 12 năm kể từ khi giống nho này được giới thiệu ra thị trường, cũng ăn mừng dịp đấu giá đầu tiên trong thời Reiwa (Lệnh Ḥa)”, AFP mới đây dẫn lời ông Hosokawa.Trưởng khoa Quan hệ xă hội của Đại học Wisconsin - Madison, tiến sĩ Soyeon Shim cho hay đối với người Nhật Bản, việc mua và nhấm nháp trái cây không chỉ đơn thuần là tốt cho sức khỏe, mà c̣n nhằm thể hiện địa vị xă hội. “Trái cây được xem là vật phẩm xa xỉ, đóng vai tṛ quan trọng và thể hiện mức độ tỉ mỉ trau chuốt của người mua”, tiến sĩ Shim nói với CNN. Sự độc nhất vô nhị được thể hiện qua h́nh dạng hoặc màu sắc của từng loại quả, có nghĩa là làm sao thật nổi bật và khác biệt.
Điều này thật sự không dễ dàng, buộc nhà nông Nhật Bản phải nâng niu từng quả một, hoặc vắt óc t́m cách cho ra những h́nh dạng đặc biệt, như dưa hấu vuông, dâu tây h́nh quả tim hoặc dâu tây “Viên ngọc trắng” ở Karatsu, trên ḥn đảo Kyushu ở phương nam. “Ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy dâu tây màu trắng”, nông dân Yasuhito Teshima chia sẻ. Trồng dâu tây trắng vô cùng khó khăn, chúng cần được bảo vệ mọi lúc. Thế nhưng, không ǵ có thể so sánh được với dâu tây biệt danh “Nàng công chúa tuyệt mỹ”, có giá bán khoảng 500.000 yen/quả. Chỉ có 500 quả dâu này lên kệ mỗi năm.
Món quà của sự hoàn hảo
Nếu các nước khác đánh giá cao trái cây về chất lượng dinh dưỡng mà chúng mang lại, đối với người Nhật Bản, đây là những vật phẩm được nh́n nhận qua khía cạnh tâm linh, dùng để dâng lên các vị thần và đấng thiêng liêng trên bàn thờ ngôi gia. V́ lư do này, trái cây cao cấp chính là biểu tượng của sự kính trọng. Giáo sư Ken Gehrt của Đại học bang San Jose (Mỹ) cho hay tặng trái cây đắt tiền là thông lệ trong các mùa tặng lễ đặc biệt như Ochugen và Oseibo, thời điểm người Nhật muốn tặng quà để tỏ tấm ḷng tới những người quan trọng và đặc biệt với họ. “Trái cây có h́nh dạng hoàn hảo và ngon miệng cũng là phương tiện giúp xúc tiến quan hệ ở xứ sở hoa anh đào”, theo Giáo sư Gehrt.
Bởi thế, đến mỗi dịp lễ lộc, dâu tây, nho với giá đắt đỏ được đặt vào các hộp quà trang trọng, không khác ǵ hộp chứa đồ trang sức, trong khi dưa hấu, dưa lưới phải dùng đến những hộp gỗ đẹp đẽ. Nhiều người biết đắt đến vô lư nhưng vẫn mua để thể hiện mức độ trọng thị của bản thân trước đối tượng mà họ tặng quà.
|