Washington và Tehran đều rất căng thảng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cả hai đang muốn giành phần thắng về mình. Các chuyên gia cho rằng một thỏa thuận chấm dứt xung đột sẽ không thể xảy ra chừng nào các bên vẫn không chịu xuống thang và nhượng bộ.
Trang tin The Atlantic hôm 10-7 cho biết Iran đang dần vượt qua giới hạn làm giàu uranium trong thỏa thuận hạt nhân kư kết vào năm 2015 (JCPOA). Hiện tại Tehran đă làm giàu vượt quá 300 kg uranium, vượt 3,67% giới hạn được cho phép. Cùng với đó, Iran đă bắt đầu cài đặt các máy ly tâm tiên tiến hoặc bắt đầu đưa vào hoạt động hơn 5.061 máy ly tâm cũ.
Áp lực từ cả hai phía
Theo cựu trợ lư cấp cao về các vấn đề Trung Đông Dennis Ross, nền công nghiệp dầu của Iran đă chịu thiệt hại nặng nề sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tái kích hoạt trừng phạt bất kỳ quốc gia nào mua dầu của Iran hồi tháng 4-2019. Xuất khẩu dầu của nước này lập tức giảm mạnh từ khoảng một triệu thùng mỗi ngày xuống c̣n khoảng 300.000 thùng. Việc mất nguồn doanh thu từ dầu cộng thêm hiệu ứng từ các lệnh trừng phạt trước đó của Mỹ đă đặt kinh tế Iran vào thế khó.
Chính sự kiện này là “giọt nước tràn ly” khiến Tehran đi đến quyết định rằng nước này không thể chịu măi sức ép của Mỹ mà không có hành động đáp trả. Hôm 29-5, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei cáo buộc Washington đang cố t́nh tạo sức ép nhằm buộc nước Cộng ḥa Hồi giáo này quay lại bàn đàm phán ở vị trí bất lợi. Ông khẳng định rằng Iran sẽ không để điều đó xảy ra.
Theo ông Ross, chiến lược trả đũa của Tehran chủ yếu nhắm vào uy tín cá nhân của Tổng thống Donald Trump. Bằng việc nhấn mạnh sự bất lực của ông khi không thể ngăn cản các hành động của Iran, nước này sẽ gây được áp lực cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng các tổ chức vũ trang do Iran hậu thuẫn tấn công vào các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực cũng là một phần của chiến lược này. Các vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái của lực lượng Houthi nhằm vào các sân bay Saudi Arabia trong năm 2019 là ví dụ điển h́nh cho toan tính của Iran.
Mỹ và Iran đều muốn “làm căng” để buộc phía đối phương nhân nhượng. Ảnh: AL JAZEERA
Cựu trợ lư cấp cao Dennis Ross cho rằng chính quyền Trump cho đến nay vẫn chưa có một đối sách thực sự nào trước sức ép của Iran. Trước đó, ông Trump đă bày tỏ quan điểm của ḿnh về giải quyết căng thẳng. Theo đó, ông chỉ cần Tehran không phát triển vũ khí hạt nhân, không làm giàu uranium thêm 10-15 năm nữa, đến năm 2040 hoặc 2045.
Tuy nhiên, chắc chắn Tehran sẽ không chịu xuống thang mà không đ̣i hỏi Washington phải cùng nhượng bộ. Sự nhượng bộ này nhiều khả năng sẽ xoay quanh việc chấm dứt không chỉ các lệnh trừng phạt nhằm hạn chế hoạt động hạt nhân của Iran mà c̣n các lệnh trừng phạt kinh tế khác. Hiện tại Iran dường như muốn “làm căng” với Mỹ, trừ khi giới lănh đạo Tehran lo ngại Mỹ sẽ thực sự phát động chiến tranh hoặc gây thêm áp lực kinh tế.
“Mỗi bên dường như đều giả định rằng việc gia tăng sức ép sẽ buộc bên c̣n lại phải nhân nhượng. Tuy nhiên, chỉ cần một tính toán sai lầm th́ một cuộc xung đột không ai mong muốn sẽ nổ ra” - ông Dennis Ross nhận định.
Ông Ross cũng lưu ư thêm rằng giới lănh đạo cấp cao của Iran đă nhiều lần cho biết họ sẵn sàng tôn trọng JCPOA chỉ khi Mỹ chịu đàm phán hoặc khi họ nhận được các lợi ích kinh tế từ các nước châu Âu.
Iran từ lâu đă bí mật làm giàu uranium, vi phạm hoàn toàn thỏa thuận trị giá 150 tỉ USD tồi tệ của John Kerry và chính quyền Obama. Hăy nhớ rằng thỏa thuận đó sẽ hết hạn trong một thời gian ngắn. Các lệnh trừng phạt sẽ sớm được gia tăng đáng kể!
VietBF@ sưu tầm.