Tổng thống Nga Putin làm điều này thổi bùng nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Mỹ. Đó là việc Putin đã ký một dự luật rút Nga khỏi hiệp ước hạt nhân với Mỹ. Thế giới đang rất lo ngại nguy cơ này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 4/7 ký ban hành luật đình chỉ Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Mỹ.
Năm 1987, Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã được ký kết bởi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev cấm thử và sản xuất tên lửa đạn đạo và hành trình trên đất liền có tầm bắn 500 km - 5.500 km.
Tổng thống Trump cho biết vào tháng 10 năm ngoái rằng, Nga đã vi phạm hiệp ước trong bí mật và Mỹ cũng sẽ rút. Quá trình bắt đầu vào tháng 2 và ông Putin cũng tuyên bố rút khỏi hiệp ước ngay vào ngày hôm sau để đáp trả hành động của Mỹ.
Chính quyền Trump cho biết việc Nga triển khai tên lửa hành trình trên đất liền Novator 9M729 đã phá vỡ hiệp ước vì có tầm bay hơn 5.000 km, và Nhà Trắng nói rằng Nga đã "vi phạm trong nhiều năm".
Trong khi đó, Nga công khai mẫu tên lửa trên, cho biết tầm bắn của tên lửa chỉ là 480 km và khẳng định không vi phạm hiệp ước. Moscow từ chối yêu cầu của Mỹ là phá hủy tên lửa. Các quan chức Nga cáo buộc Mỹ cố kiếm cớ để rút khỏi hiệp ước để phát triển tên lửa mới.
Việc Nga và Mỹ đồng thời rút khỏi hiệp ước INF được cho là có thể châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt châu Âu vào tầm ngắm của nhiều loại tên lửa hạt nhân.
Washington và Moscow đang phối hợp để tổ chức một cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov và người đồng cấp Mỹ Andrea Thompson nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến an ninh chiến lược.
Kiểm soát vũ khí là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu khi Tổng thống Trump và Putin gặp mặt hồi tuần trước bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, nơi hai ông hứa hẹn sẽ tiếp tục đối thoại về sự ổn định chiến lược.