Sóng gió vẫn chưa qua với Huawei trong hoàn cảnh hiện nay. Cho dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đă “mở đường sống” cho hăng thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh (smartphone) Huawei bằng quyết định cho phép các công ty công nghệ Mỹ tiếp tục bán hàng cho hăng này. Chưa rơ liệu Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận đến mức nào nên các khó khăn vẫn chưa qua đi với Huawei.
Phát biểu tại cuộc họp ở Osaka, Nhật Bản hôm 29-6, Tổng thống Donald Trump nói rằng ông sẽ cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei. Ảnh: CNN
Huawei được “quăng phao cứu sinh” hôm 29-6 khi Tổng thống Donald Trump cho biết tại cuộc họp báo sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung ở Osaka, Nhật Bản, rằng ông cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán linh kiện công nghệ cao cho Huawei. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng các linh kiện này chỉ được phép bán nếu chúng không nằm trong diện có thể gây rủi ro an ninh quốc gia đối với Mỹ.
Công nghệ đang trở thành trung tâm của cuộc đối đầu thương mại của Mỹ với Trung Quốc và Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và cũng là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai toàn cầu, trở thành mục tiêu chính mà các động thái trừng phạt của Mỹ nhắm đến.
Trong một động thái nghiêm khắc nhất vào tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen, khiến các công ty Mỹ không thể bán linh kiện và công nghệ cho hăng này khi chưa có sự cho phép của chính phủ Mỹ.
Hôm 17-6, tại một sự kiện bàn tṛn có tên gọi “Cà phê với Nhậm” tại trụ sở của Huawei ở TP. Thâm Quyến, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Huawei cho biết, lệnh cấm vận Huawei của Mỹ sẽ khiến công ty này tổn thất doanh thu tổng cộng 30 tỉ đô la trong năm nay và năm sau. Ông cũng cho biết doanh số smartphone giảm 40% trong tháng, ngay sau khi Huawei bị đưa vào danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ.
Vẫn chưa rơ sự nhượng bộ của Trump dành cho Huawei sẽ đi xa đến mức nào, chẳng hạn, liệu Mỹ có đưa hăng này ra khỏi danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ hay không.
Samm Sacks, học giả ở tổ chức tư vấn Nước Mỹ mới có trụ sở ở Washington, cảnh báo: động thái rút Huawei ra khỏi danh sách đen sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nghị sĩ đảng Cộng ḥa lẫn đảng Dân chủ, những người thậm chí đang kêu gọi cứng rắn hơn với Huawei.
Trong nhiều năm qua, các quan chức Mỹ xem các thiết bị của Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia v́ cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng chúng để do thám hoặc phá hoại mạng lưới viễn thông. Song hăng bác bỏ cáo buộc này.
Các sự kiện xoay quanh Huawei làm gợi nhớ tới lệnh cấm vận công nghệ của Mỹ đối với hăng thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc ZTE hồi năm ngoái nhằm trừng phạt hăng này vi phạm các biện pháp chế tài liên quan đến việc ZTE bán trái phép thiết bị viễn thông sử dụng công nghệ Mỹ cho Iran. Tổng thống Trump thu hồi lệnh cấm này sau khi Chủ tịch Tập Cận B́nh đề nghị can thiệp bất chấp sự phản đối của các nghị sĩ quốc hội Mỹ.
“Bất cứ sự phản kháng nào đối với một thỏa thuận về Huawei sẽ nghiêm trọng gấp 10 lần so với sự phản đối quyết định rút lại lệnh cấm vận đối với ZTE. Nhưng duy tŕ lệnh cấm vận với Huawei cũng đồng nghĩa là Bắc Kinh có thể không chịu nhượng bộ thương mại”, học giả Samm Sacks nói.
Một số nghị sĩ có vai vế ở Washington đang lo lắng kế hoạch nới lỏng trừng phạt Huawei. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer, lănh đạo phe thiểu số tại thượng viện Mỹ, cảnh báo: giảm sức ép đối với Huawei sẽ làm giảm mạnh khả năng của Mỹ để thay đổi các thực hành thương mại bất công của Trung Quốc.
Trong khi đó, viết trên Twitter, Thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa Marco Rubio răn đe rằng ông sẽ giới thiệu dự luật tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Huawei nếu ông Trump đem chúng ra mặc cả nhằm đổi lấy thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Năm ngoái, Huawei chi 11 tỉ đô la để mua các sản phẩm chip, phần mềm và các linh kiện khác của Mỹ. Việc bị đưa vào danh sách đen khiến hăng này bị cắt đứt nguồn cung các linh kiện quan trọng từ Mỹ, khiến doanh số smartphone của Huawei lao dốc và làm dấy lên hoài nghi về sự thống lĩnh của Huawei trong lĩnh vực công nghệ mạng không dây 5G.
Huawei mua một loạt các sản phẩm của Mỹ từ các con chip smartphone của Qualcomm cho đến các linh kiện chi tiết hơn của hăng công nghệ Xilinx, có trụ sở ở bang California, được sử dụng ở các trạm cơ sở và các thiết vị viễn thông cao cấp khác của Huawei.
Paul Triolo, chuyên gia ở công ty tư vấn Eurasia Group cho rằng nếu động thái nới lỏng trừng phạt Huawei sắp tới của Mỹ chỉ tập trung vào các linh kiện công nghệ Mỹ sử dụng để lắp ráp các thiết bị tiêu dùng như smartphone, laptop th́ điều này “sẽ không giúp ích nhiều cho Huawei” v́ mảng kinh doanh cốt lơi của hăng này là xây dựng hạ tầng mạng lưới cho các công ty viễn thông.