Các nhà lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 30/6 tiến hành cuộc họp Thượng đỉnh bất thường tại Brussels nhằm đưa ra lựa chọn cuối cùng về các chức danh lănh đạo của khối, hai ngày trước khi Nghị viện châu Âu khoá mới có phiên họp đầu tiên.
Về việc t́m lănh đạo EU, hiện có 5 kịch bản, trong đó kịch bản số 1 là Đức và Pháp gạt bỏ được mâu thuẫn, đạt được thoả thuận phân chia quyền lực.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Juncker. Ảnh: politico.
Theo kế hoạch, 28 nhà lănh đạo Liên minh châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh, sẽ nhóm họp từ chiều tối 30/6 theo giờ Brussels và phiên họp được dự kiến kéo dài xuyên đêm, nhằm lựa chọn ra các gương mặt sẽ giữ chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Cao uỷ châu Âu phụ trách đối ngoại và an ninh, và Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Đây đă là phiên họp thượng đỉnh thứ 3 của EU về chủ đề này, sau hai phiên họp thất bại vào cuối tháng 5 và một hội nghị cách đây 10 ngày.
Hiện tại, t́nh thế bế tắc vẫn chưa được khai thông. Trong lần họp trước, toàn bộ các ứng cử viên được các bên đưa ra đều không nhận được sự ủng hộ đa số, buộc các nước phải đi t́m kiếm các ứng cử viên khác, hoặc t́m kiếm các liên minh mới.
Giới ngoại giao tại Brussels hiện tại đưa ra 5 kịch bản, trong đó kịch bản số 1 là hai nước Đức và Pháp gạt bỏ được mâu thuẫn và đạt được thoả thuận phân chia quyền lực, theo đó ứng viên của Pháp sẽ giữ chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, vị trí nhiều quyền lực nhất, c̣n ứng viên của Đức sẽ giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Nếu kịch bản này thành hiện thực, người có khả năng nhất để thay thế ông Jean-Claude Juncker là ông Michel Barnier, chính trị gia người Pháp và là trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU.
Kịch bản thứ hai nhiều khả năng xảy ra là cả Đức và Pháp đều sẽ rút lui khỏi việc tranh chấp chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và khi đó một ứng viên trung dung thuộc nhóm đảng Nhân dân châu Âu (EPP), nhóm có nhiều ghế nhất tại Nghị viện châu Âu, sẽ thay ông Juncker. Trong trường hợp này, các ứng viên được đề cập chủ yếu đến từ các nước Đông Âu như Thủ tướng Croatia, Andrej Plenkovic hay Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới, bà Kristalina Georgieva người Bulgaria.
Hai kịch bản tiếp theo, tuy ít có khả năng xảy ra, là các phe ủng hộ Đức và Pháp không đạt được thoả thuận và để 1 ứng viên thuộc nhóm đảng Dân chủ-xă hội (SD) hoặc nhóm các Đảng tự do lên giữ chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu. Cuối cùng, kịch bản ít được chờ đợi nhất là tất cả các nước EU không đạt được bất kỳ thoả thuận nào và khi đó EU có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị do ngày 3/7, Nghị viện châu Âu đă buộc phải bầu một Chủ tịch mới.
VietBF © sưu tầm