Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh vừa cáo buộc các nước giàu phá hủy thương mại toàn cầu. Theo ông các nước phát triển có hành vi bảo hộ là phá hủy hệ thống thương mại toàn cầu. Đây là phát ngôn này được đưa ra khi ông chuẩn bị có cuộc gặp Tổng thống Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka.
“Tất cả điều này đang phá hủy trật tự thương mại toàn cầu. Điều này cũng tác động đến lợi ích chung của các nước, làm lu mờ ḥa b́nh và ổn định trên toàn thế giới”, ông Tập nói dù không nêu tên Mỹ nhưng dường như được nhắm vào tổng thống Mỹ, tờ Financial Times đưa tin.
Ông Tập đă phát biểu điều này một ngày trước khi ông tham dự cuộc họp song phương với ông Trump mà các nhà lănh đạo khác hy vọng sẽ giúp giải quyết cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trước đó vào ngày 28/6, ông Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản, cho biết sự bất măn v́ toàn cầu hóa đă làm dấy lên cuộc đối đầu gay gắt giữa các nước. Nhưng ông nhấn mạnh rằng, quan trọng là bất kỳ biện pháp nào cũng vẫn phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
“Tôi có một mối quan ngại về t́nh h́nh thương mại toàn cầu. Thế giới cũng đang theo dơi hành động mà các nhà lănh đạo thuộc nhóm G20 chúng tôi đang tiến hành. Bây giờ chính là lúc chúng ta truyền đạt một thông điệp mạnh mẽ để duy tŕ và củng cố một hệ thống giao dịch tự do, công bằng và không phân biệt đối xử”, ông Abe nói.
Đến khi ông Tập và một vài nhà lănh đạo khác đề cập đến ông Trump, th́ phần lớn trọng tâm các câu hỏi tại G20 là về quan hệ thương mại với Mỹ trong bối cảnh rằng liệu Washington và Bắc Kinh có thể đạt được thỏa thuận hay không.
Nhiều cuộc gặp song phương sẽ được tổ chức giữa các nhà lănh đạo G20 trong hội nghị thượng đỉnh nhưng trọng tâm vẫn là cuộc gặp mặt trực tiếp giữa ông Trump và ông Tập vào hôm nay (29/6).
Ông Ángel Gurría, tổng thư kư của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nói với tờ Financial Times rằng, điều quan trọng nhất tại Hội nghị thượng đỉnh G20 là để Mỹ và Trung Quốc đặt nền móng cho các cuộc đàm phán trong tương lai nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại.
“Trọng tâm của hội nghị này không phải là về việc các nước đối ngoại với nhau. Thực tế, trọng tâm của vấn đề là căng thẳng thương mại tồn tại. Tất cả chúng ta đều đang đặt cược cho việc ông Tập và ông Trump t́m ra được tiếng nói chung”, ông Gurría nói.