Bất chấp sức ép từ phía Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ nói rằng hợp đồng mua tên lửa S-400 vẫn đang được tiến hành nhằm phục vụ lợi ích của nước này.
Xe phóng đạn thuộc tổ hợp S-300 của Nga. Ảnh: Sputnik.
"Chúng tôi có quan hệ với nhiều nước, trong đó có những quốc gia có lập trường khác nhau. Chúng tôi sẽ làm mọi điều để phục vụ lợi ích quốc gia của ḿnh", Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm qua phát biểu trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo tại thủ đô New Delhi, đề cập tới hợp đồng mua tên lửa S-400 của Nga.
Ấn Độ năm 2018 kư hợp đồng mua tên lửa pḥng không tầm xa S-400 trị giá 5,4 tỷ USD của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhất trí bán 4 tàu chiến Đề án 11356 cho Ấn Độ với mức giá 2,2 tỷ USD.
Mỹ nhiều lần khẳng định việc Ấn Độ mua tên lửa S-400 có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc pḥng của Washington cho New Delhi trong tương lai và đe dọa sẽ trừng phạt nước này theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) nếu hợp đồng được thực hiện.
Ấn Độ đang t́m cách thuyết phục Mỹ cấp quy chế miễn trừ trừng phạt cho thương vụ. Nếu không được miễn trừ, Ấn Độ có thể hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ CAATSA.
Giới chức Ấn Độ khẳng định việc mua S-400 là đ̣i hỏi cấp bách về an ninh quốc gia, đồng thời đảm bảo các hệ thống này sẽ không gây nguy hiểm cho những vũ khí mà New Delhi đă hoặc sẽ mua của Washington.
Mỹ từng đề xuất bán hệ thống pḥng không tầm trung NASAMS II để bảo vệ thủ đô New Delhi khỏi tên lửa đạn đạo, cũng như chào bán Hệ thống pḥng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và tên lửa Patriot PAC-3 cho Ấn Độ, dù các vũ khí này có giá cao hơn nhiều so với S-400. Siêu tiêm kích F-35A cũng có thể được chào bán để thuyết phục New Delhi hủy hợp đồng mua S-400.
Đây được coi là "củ cà rốt" Washington đưa ra với New Delhi, bên cạnh "cây gậy" là những biện pháp cấm vận nếu Ấn Độ quyết tâm theo đuổi thương vụ mua tên lửa Nga.
VietBF © sưu tầm