Căng thẳng suưt bùng phát thành xung đột giữa Mỹ và Iran lại thúc đẩy các nước châu Âu t́m mua thêm vũ khí Mỹ.
Khách tham quan bên cạnh chiếc F-35A tại triển lăm hàng không Paris 2019. Ảnh: USAF.
"Chúng tôi không nhận được nhiều đơn hàng vào thời điểm cách đây hai năm. Thị trường phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay của chúng tôi là châu Âu", Rick Edwards, giám đốc mảng kinh doanh quốc tế của tập đoàn vũ khí Mỹ Lockheed Martin, phát biểu bên lề triển lăm hàng không Paris diễn ra hồi tuần trước.
Các tập đoàn quốc pḥng Mỹ cho biết nhu cầu mua tiêm kích, lá chắn tên lửa và nhiều vũ khí hiện đại tại châu Âu đang phát triển rất nhanh, trong bối cảnh căng thẳng với Nga và Iran liên tục ở mức cao.
Chính phủ Mỹ năm nay cử hàng loạt quan chức cấp cao, bao gồm cả Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, tới tham dự triển lăm hàng không Paris. Gần 400 công ty của nước này cũng trưng bày các khí tài quân sự hiện đại nhất giữa lúc Washington và Tehran ở bên bờ vực xung đột.
Nhiều nước châu Âu đă tăng ngân sách quốc pḥng từ sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đồng ư bỏ ra 2% tổng sản phẩm quốc nội cho chi tiêu quân sự hàng năm, đồng thời tỏ ư muốn nâng cấp các hệ thống pḥng không và thay thế tiêm kích đời cũ.
Lănh đạo các tập đoàn quốc pḥng và quan chức Mỹ cho rằng chương tŕnh tên lửa của Iran cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhu cầu mua vũ khí Mỹ gia tăng. Vụ Iran bắn rơi máy bay không người lái (UAV) RQ-4N Mỹ dường như càng khiến các nước châu Âu tích cực t́m mua những khí tài mới.
"Iran là đối tác phát triển kinh doanh tốt nhất của chúng tôi. Mỗi lần họ có những hành động như vụ bắn rơi chiếc UAV, các quốc gia lại càng hiểu rơ hơn về mối đe dọa", quan chức quốc pḥng Mỹ giấu tên cho biết.
Tiêm kích F-35A biểu diễn tại Paris hồi năm 2017. Ảnh: USAF.
Đại diện Lockheed Martin cho biết Ba Lan có thể đặt hàng siêu tiêm kích F-35, trong khi Bulgaria, Slovakia và Romania cũng t́m kiếm vũ khí Mỹ để thay thế những hệ thống lạc hậu từ thời Liên Xô. "Chúng tôi không chịu tác động nào từ tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu", Edwards nói.
Tướng Charles Hooper, giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc pḥng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc, cho biết khách hàng châu Âu chiếm gần 25% các hợp đồng quân sự có tổng trị giá 55,7 tỷ USD được cơ quan này quản lư trong năm 2018.
Ralph Acaba, chủ tịch bộ phận Hệ thống pḥng thủ tích hợp (IDS) thuộc tập đoàn Raytheon, khẳng định tập đoàn này đang tăng tính tự động hóa trong dây chuyền chế tạo tên lửa pḥng không Patriot cùng nhiều vũ khí khác, giúp cắt giảm thời gian chờ đợi của khách hàng xuống chỉ c̣n hơn hai năm.
VietBF © sưu tầm