6/20/19
(CNBC) – Nhìn vào một số điểm chính thì nền kinh tế thịnh vượng vào năm ngoái và chậm dần lại trong năm nay của Tổng thống Donald Trump bắt đầu có dấu hiệu giống với nền kinh tế ông ta thừa hưởng từ người tiền nhiệm Barack Obama.
Lợi suất trái phiếu rớt tận đáy, tăng trưởng kinh tế chậm, và vai trò của Cục dự trữ liên bang đứng đằng sau. Những điểm tương đồng như vậy, thậm chí tập trung hơn nữa trong tuần này, khi lãi suất trái phiếu 10 năm rớt xuống dưới 2% lần đầu tiên kể từ khi ông Trump nhậm chức, và theo dấu hiệu từ Cục dự trữ liên bang thì họ sẽ cắt lãi suất ít hơn 6 tháng kể từ lần tăng gần đây nhất.
Lẽ không phải như vậy: Cắt giảm thuế 2017 và các chính sách mạnh mẽ nhằm bãi bỏ quy định được cho sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ ra khỏi tình trạng ảm đạm nhanh hơn. Điều đó xảy ra vào năm 2018, nhưng các nhà hoạch định chính sách và chuyên viên ở Wall Street đang gia tăng quan ngại về bóng dáng suy thoái kinh tế, và Fed một lần nữa được yêu cầu ra tay giải cứu.
“Trong năm 2012, 2013, vẫn còn những vết thẹo của khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Và bây giờ, những vết thẹo đó hoàn toàn bị lãng quên. Những gì Fed làm hàng năm trời qua, tôi nghĩ, đã tẩy não, khiến người ta nghĩ rằng, họ có thể giải quyết được mọi thứ,” ông Peter Boockvar – Giám đốc đầu tư tại Tổ chức Cố vấn Bleakley – bày tỏ.
Cục dự trữ liên bang không thể chỉnh sửa tất cả mọi thứ, nhưng trong quan điểm của ông Trump thì ngân hàng trung ương mới là cốt lõi của những gì xảy ra không suôn sẻ.
Tổng thống nhấn mạnh, nếu Fed không tăng lãi suất mạnh mẽ thì tăng trưởng kinh tế đã tốt hơn. Kể từ khi Trump nhậm chức, Cục dự trữ liên bang đã tăng lãi suất 7 lần, trong đó 4 lần vào năm 2018. Trong khi đó, Fed chỉ tăng lãi suất 2 lần dưới thời Obama, trong đó 1 lần sau bầu cử 2016.
Hương Giang (Theo CNBC)