Dân số Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2027. Như vậy Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong chưa đầy một thập kỷ tới. Đó là theo báo cáo mới của Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc và Ấn Độ hiện chiếm 37% tổng dân số toàn cầu với khoảng 7,7 tỷ người, dân số Trung Quốc hiện khoảng 1,4 tỷ người c̣n Ấn Độ là 1,3 tỷ người.
Nhưng vào năm 2027, dân số Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc và đến năm 2050, khoảng cách dự kiến sẽ c̣n mở rộng hơn nữa, theo báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2019 của Liên Hợp Quốc công bố hôm thứ Hai.
"Từ năm 2019 đến 2050, 55 quốc gia hoặc khu vực dự kiến sẽ thấy dân số của họ giảm ít nhất 1%", báo cáo cho biết, chủ yếu là do mức sinh thấp và trong một số trường hợp, số lượng di cư cao.
"Trong đó, dân số Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 31,4 triệu người, tương đương 2,2%".
Điều này sẽ khiến dân số Trung Quốc giảm xuống mức 1,1 tỷ người, ít hơn mức dự báo 1,5 tỷ của Ấn Độ.
Đến năm 2050, báo cáo dự đoán toàn bộ dân số của thế giới sẽ là 9,7 tỷ người, một sự gia tăng đáng kinh ngạc chỉ trong một thế kỷ.
Trung Quốc đă cố gắng để giải quyết một cách nhanh chóng sự suy giảm dân số trong nhiều năm. Trước t́nh trạng dân số già hóa cùng tỷ lệ sinh giảm, Bắc Kinh thậm chí đă đảo ngược chính sách Một con và để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con.
Nhưng với việc chi phí sinh hoạt ngày càng tăng tại các đô thị, nhiều người chọn việc không kết hôn, trong khi các cặp vợ chồng chỉ sinh một con.
Bên cạnh việc Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết Nigeria sẽ là quốc gia đông dân thứ ba thế giới vào năm 2050 với ước tính 733 triệu người, trong khi Mỹ sẽ rơi xuống vị trí thứ tư với dân số 434 triệu người. Pakistan sẽ vẫn là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về dân số.
Hơn một nửa dân số toàn cầu vào năm 2050 sẽ được tập trung ở 9 quốc gia, bao gồm: Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Cộng ḥa Dân chủ Congo, Ethiopia, Tanzania, Indonesia, Ai Cập và Mỹ.