Hôm nay 16/6, hàng chục ngàn người dự kiến sẽ xuống đường biểu t́nh phản đối dự luật dẫn độ và yêu cầu trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam từ chức, một ngày sau khi nhà lănh đạo thân Bắc Kinh này đ́nh chỉ dự luật dẫn độ gây tranh căi tại thành phố.
Đặc khu trưởng Hồng Kông, Carrie Lam và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. (Ảnh: AP)
Những người tổ chức cho biết họ hy vọng sẽ có hơn một triệu người tham gia vào cuộc biểu t́nh, tương tự như con số mà họ ước tính trong một cuộc biểu t́nh trước đó để chống lại dự luật dẫn độ.
Nếu dự luật này được thông qua, người Hồng Kông lo ngại rằng đây sẽ là “dấu chấm hết” cho nền tư pháp của thành phố, người dân đảo có nguy cơ bị Trung Quốc bắt giữ và đem đến xét xử ở đại lục, nơi nổi tiếng có t́nh trạng tra tấn và xét xử bất công.
Theo dự luật này, du khách quốc tế đến Hồng Kông cũng có thể bị dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, điều này đặt ra mối nguy hiểm không chỉ cho người Hương Cảng mà c̣n cả công dân các nước.
Michael C. Davis, một chuyên gia thuộc Trung tâm Wilson chuyên về các vấn đề quốc tế và nghiên cứu châu Á, cho biết: “Không chỉ tác động tới người dân Hồng Kông địa phương, dự luật thậm chí đe dọa cả người nước ngoài, v́ Hồng Kông là một trung tâm và thành phố quốc tế, và tất cả những người nước ngoài nói bất cứ điều ǵ không tốt về chính phủ Trung Quốc cũng có thể bị đẫn độ”.
Khi tuyên bố hoăn vô thời hạn dự luật dẫn độ vào thứ Bảy, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) được hỏi liệu bà có từ chức hay không, tuy nhiên bà tránh trả lời trực tiếp và kêu gọi công chúng “cho chúng tôi một cơ hội khác”.
Claudia Mo, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ tham gia biểu t́nh hôm Chủ nhật, nói với Reuters: “Nếu bà ta từ chối rút bỏ hoàn toàn dự luật gây tranh căi này, điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ không rút lui. Bà ấy c̣n ở lại, th́ chúng tôi c̣n ở lại.”
VietBF @ sưu tầm