Vậy là Nga và Trung Quốc đă bắt tay phát triển 5G. Từ trước tới nay Mỹ vẫn xem thường Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực internet. Bắc Kinh bị Mỹ coi là đi sau về công nghệ, chỉ có những dịch vụ bắt chước, không thể cạnh tranh với Thung lũng Silocon v́ cơ chế kiểm soát và can thiệp.
Thỏa thuận của Huawei với đối tác Nga để phát triển mạng 5G ở Nga được kư nhân chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh
Thỏa thuận của Huawei với đối tác Nga để phát triển mạng 5G ở Nga được kư nhân chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh
Sự thành công của nhiều tập đoàn công nghệ Trung Quốc không chỉ khiến Mỹ phải thay đổi cách nghĩ này, mà c̣n đang vạch ra một đường chia cắt rơ ràng. Nga và Trung Quốc giờ đang tiến lên phía trước với công nghệ internet thế hệ mới, và lần này Mỹ có nguy cơ bị tụt lại.
Tâm điểm của chia rẽ này là hăng Huawei của Trung Quốc, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và đang đi đầu trong công nghệ mạng 5G. Washington đă cấm Huawei tham gia bất kỳ mạng 5G nào ở Mỹ và dọa sẽ chặn phần mềm và thiết bị Mỹ mà Huawei cần cho điện thoại thông minh và mạng của họ.
Mỹ cũng thúc giục các đồng minh hạn chế hoặc cấm sử dụng thiết bị của Huawei để làm mạng 5G, cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể dùng hệ thống dữ liệu nhạy cảm này để do thám.
Trong khi một số thành phố của Mỹ đă bắt đầu triển khai mạng 5G, các nhà phân tích cảnh báo rằng lệnh cấm Huawei của chính quyền Mỹ gây ra rủi ro Mỹ bị tụt hậu so với Trung Quốc. Giờ đây, thậm chí Nga, một nước không đi đầu về công nghệ, cũng có thể sắp vượt lên.
Bên ngoài Mỹ, việc có hay không mua công nghệ của Huawei ngày càng trở thành một phép thử chính trị. Những ai chọn cách né tránh Huawei cũng sẽ phải chịu rủi ro lạc hậu hơn khi thế giới bước vào thời kỳ mới của công nghệ internet và viễn thông.
Hôm 5/6, Huawei kư thỏa thuận với nhà mạng miễn thông lớn nhất của Nga, MTS, để phát triển công nghệ 5G và sẽ triển khai mạng internet thế hệ 5 này ở Nga trong năm tới.
Thỏa thuận được kư trong bối cảnh Trung Quốc chấp thuận cấp giấy phép 5G đầu tiên cho mục đích thương mại. Báo chí nhà nước Trung Quốc gọi đây là “một kỷ nguyên mới của ngành viễn thông”. Huawei sẽ tham gia sâu vào nỗ lực đó, cho biết họ đă kư hơn 45 hợp đồng 5G thương mại với 30 quốc gia khắp thế giới.
Hạn chế của Mỹ đối với Huawei đă mang lại lợi ích cho các đối thủ của tập đoàn này. Hăng Nokia của Phần Lan kư được 12 hợp đồng 5G mới trong 2 tháng qua, c̣n Huawei kư được 3 hợp đồng trong thời gian đó, cho dù Huawei đang được nhiều người trong ngành coi là đi đầu trong công nghệ 5G, và họ cũng có khả năng giảm giá để cạnh tranh với đối thủ.
Hăng có trụ sở tại TP Thâm Quyến này đang ở tuyến đầu của cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Một trong những giám đốc điều hành cấp cao nhất của họ đă bị bắt ở Canada v́ buộc tội của Mỹ. Huawei bị đẩy khỏi thị trường Mỹ, và Washington gây sức ép lên các đồng minh phải có hành động chống lại hăng.
Trong khi các nước tiếp tục kế hoạch phát triển mạng 5G, với đặc trưng là tốc độ nhanh hơn, kết nối nhanh hơn và tiếp cận nhanh hơn đám mây, cho phép những công nghệ như xe tự lái hay thành phố thông minh hoạt động trơn tru, một sự chia rẽ đang lớn dần.
Một bên là các nước không thấy có vấn đề ǵ với Huawei, và Nga là ví dụ mới nhất. Bên kia có Washington và một số nước đồng minh thân thiết nhất đang cùng cấm cửa Huawei.
Ở giữa 2 phe vẫn c̣n nhiều nước có truyền thống thân thiết với Mỹ hơn Trung Quốc nhưng không sẵn sàng tŕ hoăn hoặc bỏ thêm chi phí để xây dựng mạng 5G nếu quay lưng với Huawei. Mỹ bị cho là đang tụt hậu hơn Trung Quốc về công nghệ 5G, và việc cấm cửa tập đoàn dẫn đầu đến từ Trung Quốc sẽ không giúp thu hẹp khoảng cách này.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ không thể bắt kịp, thậm chí c̣n có thể vượt qua, nhưng sẽ phải rất vất vả.
Các nhà quan sát cho rằng t́nh huống xấu nhất sẽ là sự chia phe tiếp diễn, buộc các chính phủ phải chọn bên và tạo ra sự chia cắt về internet thế hệ mới giữa Trung Quốc và Mỹ, thứ có thể gây hậu quả lớn hơn chuyện của một công ty cung cấp thiết bị mạng.