Theo bài nhận định đăng trên tờ báo kinh tế Bloomberg, hầu hết mọi người dường như đều cho rằng giao thương chỉ xảy ra giữa hai quốc gia. Nếu hành động áp thuế làm giảm lượng nhập cảng của Hoa Kỳ từ Trung Cộng, nhiều người – bao gồm cả Tổng thống Donald Trump – dường như cho rằng các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng sẽ chuyển nhà máy sản xuất về lại Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế đó không phải là cách mọi thứ vận hành trong thương mại.
Chính v́ vậy, nhiều nước khác có thể sẽ thực sự thu lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Thương mại xảy ra giữa một mạng lưới rộng lớn gồm nhiều quốc gia, và điều này thậm chí c̣n đúng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu bị phân mảnh của nền kinh tế hiện tại.
Các nhà kinh tế từ lâu đă hiểu rằng trong một mạng lưới như vậy, một số quốc gia thực sự có thể được hưởng lợi từ việc suy giảm thương mại giữa các quốc gia khác – một hiện tượng được gọi là chuyển hướng thương trường. Do đó, thuế của Hoa Kỳ áp lên hàng của Trung Cộng có thể đang giúp một số nước thứ ba, khi các ngành công nghiệp từng xuất cảng từ Trung Cộng sang Hoa Kỳ chuyển các cơ sở sản xuất của họ sang nơi khác.
Theo Bloomberg, một quốc gia đang hưởng lợi trong chiến này là Việt Nam.
Với dân số tương đối, giá lao động rẽ, và chính sách bao cấp của nhà cầm quyền cho ngành công nghiệp, Việt Nam có nhiều lợi thế mà Trung Cộng từng được hưởng hồi 20 năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đă tăng đều đặn trong nhiều năm, khi các công ty đa quốc gia chuyển một số khâu sản xuất của họ ra khỏi Trung Cộng để tránh bị tăng chi phí nhanh chóng và để đa dạng hóa cơ sở sản xuất.
Kinh tế gia Brad Setser tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại tin rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung đă thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mặc dù thâm hụt thương mại tổng thể giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đă không tăng nhiều kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Nhập cảng từ Trung Cộng và xuất cảng sang Trung Cộng đều giảm. Và khi hàng nhập cảng của Hoa Kỳ từ Trung Cộng giảm, th́ những sản phẩm từ Việt Nam lại đang tăng vọt nhập vào Hoa Kỳ! (BBT)