Trong suốt ba thập niên qua, Trung Quốc là quốc gia khai thác và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm đến 80% tổng sản lượng toàn cầu. Điều này đă tạo ấn tượng sai lệch rằng đất hiếm chỉ hiện diện ở xứ sở đông dân nhất thế giới này, v́ vậy các động thái mới đây của Trung Quốc hàm ư sẽ cắt giảm số lượng đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ khi xung đột thương mại giữa hai nước leo thang đă gây nhiều chú ư của công luận thế giới.
Trung Quốc là nhà khai thác và sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới
Cho đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất của các nguyên liệu thô có tính sống c̣n đối với nhiều ngành công nghiệp của Mỹ bao gồm các ngành tăng trưởng cao như xe điện và sản xuất tuabin gió.
Năm ngoái, Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đă xác định các khoáng sản này rất quan trọng đối với nền kinh tế và quốc pḥng nước này.
"Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ", biên tập viên Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết trên Twitter.
Đất hiếm là ǵ?
Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghệ năng lượng tái tạo, nhà máy lọc dầu, điện tử và công nghiệp thủy tinh.
Mặc dù được gọi là "hiếm", chúng thực sự được t́m thấy tương đối nhiều trong lớp vỏ Trái đất, theo Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, có rất ít nơi trên thế giới khai thác hoặc sản xuất chúng.
Khai thác đất hiếm vừa khó khăn vừa có khả năng gây hại cho môi trường.
Các mỏ của Trung Quốc chiếm khoảng 70% sản lượng toàn cầu.
Myanmar, Úc, Hoa Kỳ và với một số quốc gia khác chỉ khai thác một lượng nhỏ, chiếm phần c̣n lại.
Sự thống trị của TQ về khai thác đất hiếm
Sản lượng đất hiếm khai thác hàng năm
Ở lĩnh vực tinh chế quặng đất hiếm, Trung Quốc thậm chí c̣n chiếm ưu thế hơn.
Năm ngoái, gần 90% việc tinh chế đất hiếm thành các oxit có thể sử dụng được thực hiện ở Trung Quốc.
Một công ty Úc hoạt động tại Malaysia sản xuất gần như tất cả phần c̣n lại.
Trong năm năm qua, xuất khẩu oxit đất hiếm của Trung Quốc đă tăng gần gấp đôi, theo thống kê chính thức của Trung Quốc.
Mỹ phụ thuộc vào đất hiếm TQ ra sao?
Cá mỏ khai thác đất hiếm ở Trung Quốc
Khoảng 80% đất hiếm nhập khẩu của Hoa Kỳ đến từ Trung Quốc, theo dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ.
Estonia, Pháp và Nhật Bản cũng cung cấp đất hiếm đă qua xử lư cho Mỹ, nhưng quặng gốc đến từ Trung Quốc.
Một mỏ đất hiếm hoạt động tại Hoa Kỳ gửi quặng đến Trung Quốc để xử lư - và bị Trung Quốc áp thuế nhập khẩu 25%.
Hoa Kỳ có thể nhập khẩu đất hiếm từ Malaysia, nhưng không phải với số lượng mong muốn.
Ngoài ra, chính phủ Malaysia đă đe dọa ngừng sản xuất đất hiếm v́ những lo ngại về môi trường.
Mỹ có thể bắt đầu công nghiệp tinh chế đất hiếm của riêng ḿnh?
Chắc chắn là có thể, nhưng điều này sẽ mất thời gian và nguồn quặng có thể bị hạn chế nếu Trung Quốc bị loại ra.
Cho đến những năm 1980, Mỹ thực tế là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất.
Trung Quốc trước đây từng hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Năm 2010, Trung Quốc làm vậy để chống lại Nhật Bản, liên quan đến tranh chấp lănh thổ.
Việc hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nếu được thực hiện, có thể có tác động lớn đến các ngành công nghiệp lớn của Mỹ trị giá hàng ngh́n tỷ đô la dựa vào khoáng sản đất hiếm.