Mỹ và Iran có xảy ra chiến tranh hay không? Mỹ-Iran sẽ 'không chiến tranh, không ḥa b́nh' trong nhiều năm tới. Đó là nhận định của các chuyên gia.
Quan hệ Mỹ-Iran nhiều khả năng vẫn trong t́nh trạng lấp lửng trong thời gian dài sắp tới, bởi mức độ thù địch giữa hai nước này chưa đủ để khơi mào một cuộc chiến, song Washington và Iran vẫn có thể tham gia đàm phán để ngăn chặn đối đầu trực tiếp.
Đây là nhận xét của giới phân tích nhằm b́nh luận về các phát biểu gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng thực hiện hành động quân sự nhằm vào nước Cộng ḥa Hồi giáo này.
Kỹ thuật viên Iran làm việc tại nhà máy làm giàu urani ở Isfahan năm 2004. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trong ngày cuối cùng của chuyến thăm Anh, Tổng thống Trump tuyên bố "luôn có xác suất" Mỹ có thể thực hiện hành động quân sự nhằm vào Iran, song lưu ư ông mong muốn đối thoại hơn. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington sẵn sàng đối thoại với Tehran mà không cần điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, Tehran bác bỏ đề xuất này, coi đây chỉ là "mánh khóe chính trị", đồng thời kêu gọi Mỹ thay đổi "cách tiếp cận sai lầm lỗi thời này".
Tiến sĩ Alam Saleh - Giảng viên bộ môn Chính trị Trung Đông tại trường Đại học Lancaster cho rằng Mỹ-Iran khó có thể đi tới ḥa b́nh hay phát động cuộc chiến. Ông Saleh nhận xét: "Mức độ thù hằn chưa đủ để xảy ra chiến tranh hay thiết lập ḥa b́nh, và t́nh h́nh lấp lửng này sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có đàm phán để tránh đối đầu trực tiếp, nhưng không phải thỏa thuận toàn diện về căng thẳng hiện tại giữa Iran và Mỹ. Cả hai bên đều hiểu rất rơ họ không thể... bước vào một cuộc chiến kéo dài trong khu vực, và mỗi bên đều có đủ lư do để không bước vào một cuộc chiến, dù là cuộc chiến quy mô nhỏ hay lớn". Ông Saleh c̣n cho rằng Iran và Mỹ đều hưởng lợi từ t́nh huống hiện tại. Ông giải thích: "Mỹ muốn các đồng minh khu vực luôn vui mừng và có cơ hội bán thêm nhiều vũ khí trong khu vực, trong khi Iran có cớ để đổ lỗi cho những mối đe dọa bên ngoài gây ra t́nh trạng yếu kém trong nền chính trị và kinh tế của nước này".
Trong khi đó, Tiến sĩ Seyed Ali Alavi - Giảng viên Bộ môn Chính trị Quốc tế tại trường Nghiên cứu châu Phi và phương Đông thuộc trường Đại học London nhận định, mặc dù Mỹ có tuyên bố mềm mỏng hơn với Iran, Washington cũng cần cân nhắc việc nới lỏng trừng phạt nhằm thuyết phục Tehran ngồi vào bàn đàm phán. Theo ông Alavi, các lệnh trừng phạt này gây tổn hại tới các cường quốc toàn cầu khác như Trung Quốc, Nga và EU. Đồng quan điểm, chuyên gia Saleh nhấn mạnh Washington cần thay đổi cách tiếp cận diều hâu trong vấn đề này. Ông chia sẻ: "Do thiếu ḷng tin, Iran sẽ chỉ thực hiện bước đi mới khi nào Mỹ bày tỏ thiện chí tốt đẹp bằng các cử chỉ cụ thể. C̣n cách hành xử chính trị khó lường của Tổng thống Trump hiện nay sẽ không bao giờ thuyết phục được Tehran sớm đàm phán với Mỹ".
Liên quan tới thỏa thuận hạt nhân, ông Alavi nhấn mạnh một thỏa thuận hạt nhân song phương mới là không cần thiết, và có thể làm suy yếu Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân đa phương hiện nay.