Nhiều người Trung Quốc theo đuổi "giấc mộng Philippines" nên việc tới Philippines t́m cơ hội việc làm đă trở thành cơn sốt. Sự cạnh tranh việc làm và khác biệt văn hóa khiến người dân địa phương trở nên cẩn trọng với lao động Trung Quốc.
Khu phố người Hoa tại Manila, Philippines. Ảnh: Manila Times.
Khi Michael Xu tới Manila 22 năm trước để theo đuổi "giấc mộng Philippines", anh chỉ là một thanh niên Trung Quốc vừa rời trường trung học, không h́nh dung được nhiều về tương lai. Lần đầu tiên đi từ sân bay về căn hộ, Xu ngỡ ngàng khi thấy những khu ổ chuột nối tiếp nhau. Cảnh tượng này để lại ấn tượng trong anh rằng Philippines thậm chí lạc hậu và nghèo đói hơn Trung Quốc những năm 1980.
Xu, khi đó 17 tuổi, đă rời quê nhà ở tỉnh Phúc Kiến để giúp gia đ́nh phát triển một doanh nghiệp nhỏ ở Manila. Kinh nghiệm làm việc trong những năm sau đó giúp anh có được vị trí hàng đầu trong cộng đồng người nhập cư, giữa lúc ḍng người lao động Trung Quốc đổ tới Philippines để t́m kiếm cơ hội ngày một đông. Một số người mở cửa hàng hoặc quán ăn, trong khi những người khác trở thành nguồn lao động cho các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, Xu và những người Trung Quốc sống lâu năm ở Manila cho biết việc nhập cư trở nên đặc biệt khó khăn trong những năm gần đây. Ngày càng nhiều người Philippines công khai phàn nàn về việc giá cả và mức lạm phát tăng cao. T́nh cảnh của họ trở nên tồi tệ hơn khi các ṣng bạc trực tuyến có trụ sở ở Philippines tuyển dụng nhiều lao động nước ngoài nhằm phục vụ người Trung Quốc, nhóm khách hàng lớn nhất.
Xu cho biết anh và những người bạn nhập cư của ḿnh đều tin rằng người Philippines nh́n chung rất thân thiện, giúp họ hiếm khi cảm thấy bị xa lánh. Tuy nhiên, tháng trước Xu gặp một cú sốc khi chứng kiến 5 người Philippines ngồi trên xe máy chĩa súng vào anh cùng hai người bạn lúc họ vừa ra khỏi một nhà hàng ở phố người Hoa.
"Tôi không biết họ muốn bắt cóc hay cướp đồ của tôi", Xu, hiện đă 39 tuổi, kể lại. "Bạn tôi bị ép xuống đất và chĩa súng vào đầu. Họ cướp đồ của tôi và rời đi. Chúng tôi bắt đầu la hét, nhưng họ bắn chỉ thiên và cảnh báo chúng tôi không được đuổi theo. Tôi cảm thấy sợ hăi". Xu cho biết anh bị cướp có thể bởi người Philippines thường nghĩ rằng dân Trung Quốc khá giả.
Người Trung Quốc đă di cư tới Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ. Các vấn đề ở nước sở tại cũng dần xuất hiện. Đôi khi vấn đề được giải quyết theo thời gian, nhưng có những lúc chúng dẫn tới các cuộc đụng độ bạo lực.
Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc ngày càng thịnh vượng, khiến các công ty của nước này hướng tới việc mở rộng thị trường ra thế giới và tăng cường đầu tư tại Đông Nam Á. Nhiều cộng đồng phải thích nghi với sự tồn tại của công dân Trung Quốc, trong khi một số người lo sợ bộ phận này sẽ cướp việc làm và chèn ép dân địa phương trong cuộc cạnh tranh về bất động sản, các tiện ích và trường học, ngay cả khi họ giúp nền kinh tế phát triển.
Một ṭa nhà cao tầng đang được xây tại khu phố người Hoa ở Manila, Philippines hồi tháng 1/2017. Ảnh: Reuters.
Những nỗi lo về lao động Trung Quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như t́nh h́nh kinh tế, xu hướng chính trị địa phương và các lợi ích đầu tư khác. Chẳng hạn như những năm gần đây, công đoàn Indonesia cáo buộc các công ty Trung Quốc ưu ái công dân của họ và "ngó lơ" lao động địa phương. Trong khi đó tại Campuchia, cư dân thành phố biển Sihanoukville cho biết địa điểm yên tĩnh này đă biến thành khu phố người Hoa rộng lớn, các cửa hàng địa phương bị thay thế bởi ṣng bạc và nhà hàng Trung Quốc.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á những năm gần đây, Philippines có lẽ chịu áp lực bởi sự hiện diện của người Trung Quốc nhiều nhất. Chính quyền Manila đang hoàn thiện các quy tắc mới nhằm trừng trị những lao động bất hợp pháp, nhưng vẫn có nhiều nghi ngờ về hiệu quả mà biện pháp này có thể tạo ra.
"Vấn đề ở đây là t́nh trạng tham nhũng tràn lan tại Sở Lao động và Việc làm, cũng như Cục Di trú", Pilo Hilbay, cựu tổng biện lư chính phủ Philippines, giải thích.
Hồi Xu c̣n nhỏ, cha mẹ anh mở một cửa hàng đồ lót ở Phúc Kiến. Một số khách hàng lớn của họ là các thương nhân gốc Hoa chuyên mua hàng may mặc số lượng lớn rồi mang về Philippines bán. Chính điều này khiến gia đ́nh Xu quyết định bắt đầu cuộc phiêu lưu ở Philippines. Xu tới nước này lần đầu tiên vào năm 1997 để t́m hiểu về các cơ hội. Hai năm sau, cha của Xu hoàn thiện giấy tờ để di cư và đưa theo cả gia đ́nh.
Những ngày đầu tại nơi đất khách của họ khá vất vả khi không biết tiếng bản địa hoặc tiếng Anh. Xu cho biết chính quyền cũng thường xuyên đóng cửa các doanh nghiệp ở phố người Hoa, một phần bởi nhiều người trốn thuế. Xu đă hơn một lần phải tới đồn cảnh sát. "Tôi từng ở đó và những người bị bắt đều là người Trung Quốc. Tôi thấy sợ và c̣n quá nhỏ tại thời điểm đó", Xu kể lại.
Giờ đây Xu là chủ một loạt doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, từ nhập khẩu gạo tới in ấn. Anh tin rằng dân Trung Quốc nhập cư phải điều chỉnh và ḥa nhập với văn hóa địa phương, bao gồm những điều nhỏ nhặt nhưng quan trọng, như việc người Philippines không thích các ông chủ Trung Quốc khiển trách nhân viên trước mặt đồng nghiệp của họ. Theo Xu, tâm lư bài Trung Quốc không rộng răi, trừ một bộ phận nhỏ người Philippines đang t́m cách kích động hận thù.
Ken Hong, 43 tuổi, cũng tới từ Phúc Kiến, từng làm nhiều nghề kể từ khi tới Manila 9 năm trước, từ bán rèm cửa cho tới nấu cơm hộp bán cho bạn bè. Việc tồn tại ở một thành phố xa lạ không dễ dàng với những người mới đến như anh.
"Tôi đến đây với hai bàn tay trắng theo lời khuyên của một người bạn. Ban đầu tôi không muốn, nhưng cuối cùng cũng lên đường. Tôi cảm thấy nơi đây có thể mang lại nhiều cơ hội hơn", Hong, người hiện là chủ một nhà hàng, chia sẻ.
Tony Gan, doanh nhân đă sống ở phố người Hoa 36 năm, cho rằng thành phần của cộng đồng người Trung Quốc tại Manila thời gian gần đây đă thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Các phần tử xă hội đen đă thâm nhập vào doanh nghiệp địa phương, cho người chơi tại ṣng bạc vay tiền mặt với lăi suất khổng lồ, gây ra các tệ nạn xă hội.
Gan cho biết con trai một người bạn của ông 4 năm trước đă vay khoảng 2-3 triệu nhân dân tệ (290.000 - 430.000 USD) từ xă hội đen Trung Quốc, sau đó bị đ̣i trả 5 triệu nhân dân tệ. Do không đáp ứng được yêu cầu của chúng, thanh niên này đă bị giết và vứt xác xuống sông.
Cảnh sát Philippines bắt các công dân Trung Quốc bị cáo buộc lao động trái phép tại một khu mỏ ở thị trấn Masinloc, phía bắc Manila. Ảnh: AFP.
Leo Suryadinata, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết những người Trung Quốc đầu tiên di cư tới Đông Nam Á thường nghèo và có tŕnh độ học vấn thấp. "Nhiều nước Đông Nam Á ít cởi mở với người nhập cư, đặc biệt là dân Trung Quốc. Tuy nhiên không thể ngăn chặn ḍng người này trong thời đại toàn cầu hóa", ông giải thích.
Sự kháng cự trước ḍng người nhập cư vẫn tồn tại, nhưng đối tượng bị nhắm tới hiện nay là một bộ phận mới, những người có văn hóa khác biệt xuất thân từ xă hội Trung Quốc đang thay đổi. "Một số cư dân địa phương cảm thấy bực bội với những người nhập cư mới, không chỉ do cạnh tranh kinh tế, mà c̣n bởi khác biệt văn hóa", Suryadinata nói.
Bộ Lao động Philippines tháng trước cho biết khoảng 12.000 người nước ngoài đang làm việc tại các công ty tṛ chơi mà không có giấy phép cần thiết. Nhiều lao động trong số đó được cho là người Trung Quốc, bởi khách hàng thường là đồng hương của họ, những người đang t́m cách né lệnh hạn chế đánh bạc tại quê nhà.
Theo quy định mới về việc làm do chính phủ Philippines đề xuất, người lao động nước ngoài phải có mă số thuế trước khi được tuyển dụng. Các doanh nhân Trung Quốc cho biết giấy phép làm việc hiện được cấp dễ dàng, thậm chí với công việc cần tay nghề cao hơn như đầu bếp. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh hầu như chỉ tuyển dân địa phương bởi những người này chấp nhận mức lương thấp hơn.
Tin tuyển dụng của các công ty tṛ chơi trực tuyến vẫn xuất hiện tràn lan trên mạng xă hội bất chấp nỗ lực siết chặt quy định của chính phủ Philippines. Một nhà tuyển dụng cho biết công ty của ông đề xuất mức lương 6.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng 870 USD), chưa kể tiền thưởng và lăi. Số tiền này dường như hấp dẫn hơn so với công việc tại Trung Quốc đại lục, nơi mức lương trung b́nh ở khu vực tư nhân là 3.813 nhân dân tệ/tháng (khoảng 552 USD) vào năm 2017.
Một công ty tuyển dụng khác cho biết nhiều người tới Philippines bằng visa du lịch trước khi được công ty cấp giấy phép lao động. Họ thường bị cám dỗ bởi h́nh ảnh những khu kư túc xá rộng răi, pḥng gym, bể bơi. Nhưng trên thực tế, nhiều lao động cho biết họ bị tịch thu hộ chiếu và chỉ quanh quẩn trong pḥng ngủ chật chội.
Theo luật nhập cư Philippines, mọi trường hợp lao động nước ngoài tới đây đều phải được xem xét kỹ lưỡng. Cựu tổng biện lư Hilbay thậm chí đề xuất người di cư phải có giấy phép lao động trước khi nhập cảnh. Tuy nhiên, Tổng thống Rodrigo Duterte hồi tháng hai cho biết ông bằng ḷng với t́nh h́nh hiện nay bởi số lượng lớn người Philippines cũng đang làm việc tại Trung Quốc.
Nghị sĩ Tom Villarin cho rằng Duterte muốn cẩn trọng trong việc chống lại Bắc Kinh. "Nếu các quy định mới được thông qua, việc tuân thủ nghiêm ngặt rất quan trọng, bởi sẽ có nhiều cơ hội cho tham nhũng hơn khi áp lực pháp lư giáng xuống hoạt động kinh doanh béo bở này", ông cho biết.
Villarin nói thêm rằng cơ quan thực thi pháp luật và chính quyền địa phương đôi khi c̣n "trải thảm đỏ" cho các công ty thuê nhân công nước ngoài. "Người Philippines thấy khó chịu, thậm chí tức giận v́ người nước ngoài đă tiếp quản các công việc, không gian công cộng, thậm chí các dịch vụ xă hội đáng lẽ thuộc về họ", nghị sĩ cho biết.
Luis Corral, phó chủ tịch Đại hội Liên minh Công đoàn – Thương đoàn Philippines, cho biết đại sứ Trung Quốc tại Manila Zhao Jianhua từng nói rằng người Philippines đôi khi thể hiện thái độ phân biệt chủng tộc với lao động Trung Quốc. "Ông ấy thắc mắc tại sao người Philippines không tỏ thái độ đó với người Hàn Quốc hay Nhật Bản", Corral nói thêm.
Quan chức giải thích rằng vấn đề không phải là phân biệt chủng tộc, mà là quyền lợi của người Philippines. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tại nước này khá cao, đồng nghĩa với việc không cần lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực như xây dựng. Corral ước tính khoảng 5.000-15.000 công nhân Trung Quốc tại Manila đang làm những việc mà người Philippines có thể đảm nhiệm, đồng thời đề xuất chính phủ hạn chế tuyển dụng người nhập cư vào một số vị trí nhất định.
Tuy nhiên, khác với chính phủ, các doanh nghiệp lại gặp áp lực về lợi nhuận. Lester Yupingkin, giám đốc điều hành công ty xây dựng Strongbond Products Philippines, cho biết tổng doanh thu của công ty năm ngoái tăng 33% so với năm 2017, phần lớn nhờ vào các dự án phục vụ ngành công nghiệp cờ bạc trực tuyến.
"Tôi thấy thật đáng tiếc khi ḍng người nhập cư Trung Quốc đem lại cảm giác lo sợ thay v́ cơ hội. Những lao động này không hẳn đại diện cho lợi ích riêng của chính phủ Trung Quốc. Tại sao phải từ chối họ trong khi đồng bào chúng ta ở nước ngoài cũng được hưởng đặc quyền như vậy?", Yupingkin chia sẻ.
Khoảng 2,3 triệu người Philippines đang làm việc ở nước ngoài. Số kiều hối họ gửi về quê hương là nguồn đóng góp quan trọng cho kinh tế đất nước. Yupingkun lo lắng về những hậu quả từ bất cứ động thái đáp trả tương ứng nào của Bắc Kinh. Ông giải thích thêm rằng việc ngăn ḍng tiền Trung Quốc vào Philippines có thể ảnh hưởng mạnh tới thị trường bất động sản, bán lẻ và khách sạn.
Giáo sư Maria Ela Atienza từ Đại học Philippines Diliman tin rằng hầu hết người Philippines đều khoan dung và chào đón người nhập cư, bởi đây là một quốc gia đa văn hóa với nhiều hộ gia đ́nh có thành viên là người nước ngoài.
"Người Philippines gốc Trung Quốc ḥa nhập tốt với cộng đồng. Tuy nhiên, cư dân địa phương giờ đây cảnh giác với những người mới tới từ Trung Quốc đại lục bởi có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật như cấm hút thuốc và xả rác bừa băi. Theo khảo sát, tâm lư bài Trung Quốc đang tăng lên, đặc biệt nếu họ nhập cư trái phép và không đóng thuế", bà giải thích.
Theo cuộc điều tra của chính phủ Campuchia, trong số 210.000 công dân Trung Quốc sống tại nước này có 78.000 người cư trú tại thành phố Sihanoukville, nhưng chỉ có 20.000 người trong số đó có giấy phép lao động. Cảnh sát Campuchia tháng trước cho biết công dân Trung Quốc cũng đông nhất trong số tội phạm nước ngoài bị bắt trong quư một năm nay.
Tiến sĩ Parag Khanna, tác giả cuốn sách "Tương lai là người châu Á", nhận định sự trao đổi lao động giữa Trung Quốc và Đông Nam Á giúp hai bên cùng có lợi. "Hoạt động buôn bán giữa các thương nhân trên biển đă kéo dài hàng thế kỷ. Ngày nay, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết quốc gia Đông Nam Á", ông nói.
Trung Quốc được cho là vừa đem lại sự thịnh vượng, vừa khiến các nước Đông Nam Á như Philippines chịu tổn hại với những cuộc di cư kéo dài hàng thế kỷ. Trong khi nhiều ư kiến nhận định Trung Quốc là động lực phát triển kinh tế của châu Á, các dấu hiệu cho thấy người dân nước này sẽ tiếp tục di cư.
VietBF © sưu tầm