Tham vọng bành trướng của TQ trong khu vực sẽ vô cùng thuận lợi nếu như TQ xây dựng được căn cứ quân sự ở Đông Nam Á. Đây là điều rất dễ xảy ra trong tương lại v́ đó là 1 phần kế hoạch của TQ. Dưới đây là 1 số thông tin cho thấy rơ điều đó. Việc có căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á là điều không thể tránh khỏi, theo Nikkei Asian Review.
Ngoài các cuộc chiến về cơ sở hạ tầng, hỏa lực vẫn là thước đo cho khả năng thống trị trong khu vực
Sự cạnh tranh quyền lực lớn ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương đă chuyển trọng tâm từ hỏa lực quân sự sang cạnh tranh về cơ sở hạ tầng và đầu tư, được thúc đẩy bởi kế hoạch Vành đai-Con đường của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ và Thái B́nh Dương tự do và do Mỹ và Nhật Bản lănh đạo.Tuy nhiên, mối quan tâm an ninh truyền thống vẫn quan trọng hơn bao giờ hết, và trong một số trường hợp xác định việc triển khai các dự án khổng lồ và hoạt động quân sự.
Hoa Kỳ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới - chi 648,8 tỷ đôla trong năm 2018 cho quốc pḥng, so với 250 tỷ đôla của Trung Quốc, theo Viện nghiên cứu SIPRI có trụ sở tại Stockholm.
Nhưng Trung Quốc đang nỗ lực để biến Quân đội Giải phóng Nhân dân từ một lực lượng lớn, nhưng không hiệu quả, và chưa được trang bị đúng mức, thành một cường quốc quân sự hiện đại.
Nước này đang thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên được chế tạo trong nước, với một chiếc khác đang được thành h́nh.
Trung Quốc đă có những bước tiến lớn trong các lĩnh vực vũ khí chiến tranh mới nổi - bao gồm cả thông minh nhân tạo và an ninh mạng.
Trung Quốc đă gây ra sự phản đối kịch liệt của quốc tế đối với việc ráo riết xây dựng các cơ sở quân sự trên những ḥn đảo nhỏ ở Biển Đông.
Nhưng có một khía cạnh gây tranh căi khác về sự mở rộng toàn cầu của Trung Quốc: cảm giác rằng, sớm hay muộn, nước này sẽ cần các căn cứ quân sự ở nước ngoài, ngoài cơ sở duy nhất hiện có ở Djibouti, Châu Phi.
Thật vậy, một số dự án thuộc Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc, từ Myanmar và Campuchia đến Pakistan và Sri Lanka, đă gây ra suy đoán về tiềm năng sử dụng quân sự của họ.
"Quân đội Hoa Kỳ hoạt động trên toàn cầu, và có nhiều kinh nghiệm trong cả các hoạt động quân sự cường độ cao và cường độ thấp, trong khi Trung Quốc th́ không", Drew Thompson, cựu quan chức quốc pḥng Mỹ thuộc Trường Chính sách công ở Đại học Lee Kuan Yew, Singapore, nói.
Mỹ đă cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào của Trung Quốc để thiết lập một căn cứ quân sự tại Đông Nam Á sẽ đe dọa sự ổn định khu vực, nhưng một số quan chức châu Á cho rằng triển vọng này không thể tránh khỏi.
"Đó chỉ là vấn đề thời gian", ông Bilahari Kausikan, chủ tịch Viện Trung Đông của Singapore và cựu thư kư thường trực của bộ ngoại giao nước này, nói.
"Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ có một căn cứ ở Campuchia, nhưng tôi không quá phấn khích về điều đó. Mỹ đă sử dụng nhiều cơ sở đáng kể của Singapore, đang bắt đầu sử dụng lại một số căn cứ cũ của Philippines và Thái Lan, và thỉnh thoảng cũng sử dụng các cơ sở của Malaysia. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ cuối cùng sẽ sử dụng các cơ sở của Việt Nam và Indonesia theo một cách nào đó."
Đông Nam Á đă chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong mua sắm quốc pḥng, với ít nhất năm trong số 10 nước ASEAN đă mua hoặc đang trong quá tŕnh mua tàu ngầm, và nâng cấp đều đặn khả năng chiến đấu tổng thể.
Sau khi tăng mạnh từ năm 2004, chi tiêu quân sự Đông Nam Á bị đ́nh trệ trong năm 2017, với mức giảm 0,6% trong khu vực từ năm 2017 đến 2018, theo IISS có trụ sở tại Anh.
Ở cấp độ thương mại, doanh số bán vũ khí của Trung Quốc tại châu Á - cùng với Nga - được xem là một mối đe dọa khác đối với lợi ích của Mỹ, mặc dù chúng chỉ chiếm gần 11% tổng số của Mỹ trong năm 2018.
Theo các dữ liệu chính thức của Mỹ, các công ty Mỹ đă kiếm được 9,4 tỷ đôla doanh số bán hàng hóa và dịch vụ quốc pḥng trực tiếp tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương vào năm 2018.
Giống như Nga, Trung Quốc cũng sẵn sàng thâm nhập các thị trường nhạy cảm ngoài giới hạn đối với các nhà sản xuất phương Tây.
|