Châu Á có thái độ ra sao với Huawei? Họ có muốn Mỹ hạ bệ Trung Quốc? Những ư kiến trái ngược đang được tranh luận.
Tại diễn đàn an ninh Shangri-La, Thủ tướng Singapore Lee Hsien Loong đă kêu gọi Mỹ hỗ trợ sự trỗi dậy của Trung Quốc, và hạ thấp mối đe dọa từ Huawei.
Một vị bộ trưởng Myanmar th́ cho rằng cảnh báo về ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc đă bị thổi phồng. Và gần như tất cả mọi người muốn kết thức cuộc chiến thương mại.
“Cái đang bị đe doạ là trật tự toàn cầu hiện có, ngay cả khi không hoàn hảo th́ nó cũng đă đảm bảo ḥa b́nh và tiến bộ trong 70 năm qua”, Bộ trưởng Quốc pḥng Singapore, Ng Eng Hen, nói tại điễn đàn Shangri-La đang diễn ra tại Singapore.
Trận chiến danh sách đen
Một mối lo ngại đang gia tăng trên khắp châu Á rằng một cuộc đụng độ của các siêu cường sẽ làm tổn thương các quốc gia nhỏ hơn, mà nhiều trong số đó dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp việc làm cho hàng triệu người. Và trong khi nhiều nước châu Á coi Mỹ là một sự kiểm tra thiết yếu đối với sức mạnh của Trung Quốc, họ cũng cảnh giác rằng Tổng thống Donald Trump có thể đi quá xa trong việc cố gắng ngăn chặn sự gia tăng của đất nước đông dân nhất thế giới.
Tháng trước, ông Trump quyết định đưa vào danh sách đen Huawei, điều đă làm rúng động các thị trường toàn cầu, vốn đang cố gắng đối phó với những tác động của việc thuế quan trả đũa lận nhau giữa Mỹ và Trung Quốc, trong cuộc chiến thương mại kéo dài hàng năm có nguy cơ làm phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thủ tướng Singapore Lee Hsien Loong, phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: The Strait Times.
Trung Quốc đă đe dọa sẽ trả đũa bằng một danh sách về các thực thể “không đáng tin cậy”, có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn công ty nước ngoài. Hôm 1.6, Bắc Kinh cho biết họ đă mở một cuộc điều tra về FedEx sau khi họ cáo buộc công ty này cố gắng điều hướng các bưu kiện chuyển cho Huawei tới Mỹ thay v́ đến địa điểm mà người gửi mong muốn.
Nhiều quốc gia phải đối mặt với áp lực từ Mỹ để tránh sử dụng thiết bị Huawei cho mạng 5G hoặc nhận tài trợ Trung Quốc cho cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu và đường sắt cao tốc. Nhưng điều đó đặt ra một vấn đề: Họ c̣n cách nào khác để nâng cấp chuỗi giá trị và tạo ra tăng trưởng trong tương lai?
Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho biết: “Một số nếu không phải tất cả các nước trong khu vực đều có thể quan ngại về vấn đề bảo mật của Huawei, nhưng họ cũng cần phải cân nhắc các vấn đề thực tế khác. Đặc biệt là về chi phí, Trung Quốc cung cấp giải pháp cho phát triển cơ sở hạ tầng với mức giá phải chăng hơn”.
Quyền Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, Patrick Shanahan, đă t́m cách giải quyết những mối lo ngại về nguồn tài trợ trong bài phát biểu của ḿnh, đề cập rằng Mỹ đă tăng vốn cho một quỹ cơ sở hạ tầng lên 60 tỷ USD. Ông đă so sánh tầm nh́n của người Mỹ về một khu vực tự do và cởi mở với điều mà Mỹ miêu tả là “quyền lực quyết định vị trí và nợ quyết định vận mệnh”.
Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia châu Á, tài trợ của Mỹ là không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ và thường đi kèm với quá nhiều điều kiện. Ví dụ, Myanmar thấy rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất sẵn sàng tài trợ cho một cảng nước sâu và khu công nghiệp trên bờ biển gần Bangladesh.
"Cuối cùng, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận tài trợ thuộc về nước nhận chứ không phải với Bắc Kinh”, ông Thaung Tun, cố vấn an ninh quốc gia của Myanmar, nói tại hội nghị, bác bỏ quan điểm rằng Trung Quốc sẽ đạt được những lợi ích chiến lược tại nước này nhờ những khoản cho vay.
Bước nhảy lượng tử
“Chúng tôi đă t́m kiếm các đối tác để có thể đạt những bước nhảy lượng tử (phát triển đột phá)”, ông Thaung Tun, nói thêm trong một cuộc phỏng vấn sau đó. Tại thời điểm hiện tại, nguồn tài trợ không đến từ Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính khác.
Các nước châu Á cũng đang cân nhắc những điều tương tự với Huawei. Các quốc gia trên thế giới đang t́m cách xây dựng mạng 5G sẽ cung cấp năng lượng cho nền kinh tế hiện đại, từ xe tự lái đến nhà thông minh đến y học tiên tiến.
Cho đến nay, châu Á không thực sự không hưởng ứng lời kêu gọi xa lánh Huawei v́ vấn đề bảo mật. Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad, đă ca ngợi Huawei vào tuần trước, nói rằng công ty Trung Quốc mang lại một bước tiến hơn hẳn công nghệ Mỹ. Một quan chức Philippines cho biết, hôm 2.6, rằng thật khó để biết liệu Apple có rủi ro bảo mật tương tự như Huawei hay không. “Bạn không thể chắc chắn về điều này nữa”, ông R Rinoino Lopez Jr., phó tổng giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Các nước châu Á đang lắng nghe lời khuyên của Mỹ về Huawei nhưng đưa ra các kết luận khác nhau, ông David Gordon, cựu phó chủ tịch Hội đồng T́nh báo Quốc gia Mỹ và hiện là cố vấn cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nhận định.
Điều đó không đồng nghĩa rằng châu Á đang đón nhận Trung Quốc với ṿng tay rộng mở. Các diễn giả tại Đối thoại Shangri-La cũng đă phản đối các hành động của Trung Quốc tại các vùng biển bị tranh chấp.
Nhưng nh́n chung các nhà lănh đạo châu Á thể hiện rằng họ cần lực đẩy từ Trung Quốc v́ lợi ích kinh tế mà không trở nên quá phụ thuộc, đến mức Bắc Kinh có thể chi phối họ về mặt chính trị. Và hành động cân bằng đó trái ngược hoàn toàn với các chiến thuật hung hăng hiện mà Nhà Trắng đang thực hiện.
“Các nước trong khu vực không thể đi theo một đường lối không khoan nhượng của Mỹ”, ông Lynn Kuok, một học giả tại Trung tâm Paul Tsai về Trung Quốc, thuộc Trường Luật Yale. Ông nói thêm: “Họ ở trong một khu vực có một người hàng xóm hùng mạnh và họ đă luôn thực dụng và linh hoạt. DNA của họ không có cái gọi là không thể thỏa hiệp.