Cuộc chiến TM Mỹ - Trung kéo dài càng cho thấy vai tṛ của CHâu Âu quan trọng như thế nào với 2 quốc gia này. Hiện cả 2 đang ra sức lôi kéo Châu ÂU về phe ḿnh. Tuy nhiên đây quả thực là 1 lựa chọn vô cùng khó khăn cho Châu ÂU. Liên minh châu Âu (EU), đối tác thương mại lớn nhất thế giới của cả Mỹ và Trung Quốc, rơi vào t́nh thế khó khăn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định gia tăng sức ép lên Bắc Kinh từ đầu tháng này bằng một sắc lệnh hành pháp để cấm hăng viễn thông Trung Quốc tiếp cận các chuỗi cung ứng của Mỹ.
“Châu Âu thấy ḿnh rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bất tiện khi các quốc gia thành viên muốn cùng tồn tại với cả Trung Quốc và Mỹ đang được vận động phải lựa chọn và chứng minh sự trung thành với bên này hoặc bên kia”, ông Gal Luft, đồng giám đốc Viện phân tích An ninh toàn cầu tại Washington, nói. Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đều đang tích cực thực hiện những hoạt động ngoại giao con thoi để lôi kéo các nước châu Âu đứng về phe ḿnh.Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, một người thân cận của ông Tập Cận B́nh, sẽ có chuyến thăm Đức và Hà Lan trong tuần này, chỉ vài ngày sau khi một trợ lư khác của ông Tập là ông Lật Chiến Thư, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc, vừa hoàn tất chuyến công du Hungary, Áo và Na Uy.
Chuyến đi của ông Vương diễn ra cùng thời gian với chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Berlin để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 31/5. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Pompeo cũng sẽ thăm Hà Lan, Thụy Sĩ và Anh.
Chuyến thăm 4 quốc gia của ông Pompeo dự kiến là để tiền trạm cho chuyến thăm của ông Trump, v́ nhà lănh đạo Mỹ dự kiến thăm Anh và Pháp vào đầu tháng sau.
EU đang được nh́n nhận như một yếu tố cân bằng, khi quan hệ Mỹ - Trung xấu đi cũng đúng vào giai đoạn rạn nứt giữa EU với Mỹ gia tăng v́ chuyện thương mại. Quan hệ của châu Âu với Bắc Kinh đang đứng giữa ngă ba đường v́ đang có nhiều dấu hiệu băo tố và cạnh tranh gia tăng.
Trong một sự chuyển dịch mang tính dấu ấu về chính sách, Ủy ban châu Âu – cơ quan hành pháp của EU – lần đầu tiên gọi Trung Quốc là một “đối thủ cạnh tranh kinh tế” và một “đối thủ hệ thống” của EU trong tài liệu về chính sách của khối đưa ra vào tháng 3.
Giới quan sát cho rằng, với t́nh trạng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng trở lại, EU sẽ trở thành một chiến trường quan trọng cho 2 cỗ máy địa chính trị chiến lược của Mỹ và Trung Quốc.
“Quan điểm chung ở châu Âu là châu Âu căn bản đồng ư với chỉ trích của Mỹ về Trung Quốc, nhưng không đồng ư với phương thức đối đầu”, báo Hong Kong South China Morning Post dẫn lời ông Tamas Matura, một chuyên gia về Trung Quốc và là chủ tịch Trung tâm Trung Đông Âu về nghiên cứu châu Á.
“EU và các quốc gia thành viên đặc biệt quan tâm đến tính ổn định của một nền kinh tế toàn cầu tự do, và sự cản trở từ bất kỳ phe nào cũng là điều họ không mong muốn”, ông Matura nói.
Ông John Seaman, một nhà nghiên cứu tại Viện quan hệ quốc tế Pháp, cũng cho rằng các nước châu Âu nh́n chung chia sẻ với quan ngại của Mỹ về Trung Quốc.
Những quan ngại đó bao gồm mức độ mở cửa của thị trường, cạnh tranh b́nh đẳng và có đi có lại, vai tṛ lớn của nhà nước Trung Quốc trong nền kinh tế, các rủi ro an ninh đối với hạ tầng quan trọng, ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở nước ngoài, năng lực công nghệ ngày càng lớn của Trung Quốc....
Ông Seaman cho rằng bước đi mới nhất của Mỹ nhằm vào Huawei là “bước chuyển rơ ràng trong cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc”.
Trong khi Úc và Nhật Bản nhanh chóng có hành động tương tự Mỹ với Huawei, các đồng minh của Washington ở châu Âu vẫn chưa quyết định có triển khai lệnh cấm tương tự đối với tập đoàn viễn thông lớn này của Trung Quốc hay không.
Trong chuyến thăm châu Âu, ông Trump và ông Pompeo dự kiến sẽ tiếp tục thúc giục các đồng minh truyền thống của họ đứng về cùng phe để đối đầu với Trung Quốc và đặc biệt là Huawei, với lư do là sản phẩm của công ty này có thể hỗ trợ Bắc Kinh do thám và gây cản trở cho các mạng thông tin liên lạc của các đồng minh.
Nhưng lănh đạo Pháp, Đức, Anh và Hà Lan cho đến nay vẫn đứng ngoài nỗ lực của Washington nhằm cấm cửa thiết bị của Huawei.
Dẫu có quan ngại về rủi ro công ty này có thể gây ra nếu cung cấp hạ tầng kỹ thuật số quan trọng, nhiều lănh đạo châu Âu khẳng định họ đă đề ra quy định chặt chẽ và tiêu chuẩn an toàn cao cho nhà cung cấp.
Bà Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều đă khẳng định sẽ không chặn Huawei hay công ty nào khác v́ người châu Âu “thực dụng và thực tế”.
|