Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân Trung Quốc. Giới thượng lưu ở Trung Quốc được dự đoán có thể sẽ t́m cách bảo đảm khối tài sản bằng cách quy đổi ra vàng và ngoại tệ, hoặc chuyển tài sản ra nước ngoài.
Giá cả lương thực tăng khiến nhiều người Trung Quốc lo ngại về hậu quả nghiêm trọng hơn với nền kinh tế và cuộc sống của họ (Ảnh: Reuters)
Giới trung lưu Trung Quốc đang ngày càng thêm lo lắng và bối rối về viễn cảnh những viễn cảnh tiêu cực mà họ có thể gặp phải khi chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn chưa "xuống thang".
Theo SCMP, bầu không khí căng thẳng dường như đang bao trùm ở Trung Quốc cộng về giá lương thực tăng đang ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ sẵn sàng chi tiêu của người dân. Giới quan sát cảnh báo tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm trong tương lai.
Giới thượng lưu ở Trung Quốc được dự đoán có thể sẽ t́m cách bảo đảm khối tài sản bằng cách quy đổi ra vàng và ngoại tệ, hoặc chuyển tài sản ra nước ngoài.
Những người thuộc tầng lớp trung lưu sống ở thành thị chính là đối tượng hưởng lợi chính từ nền kinh tế phát triển của Trung Quốc trong vài thập niên qua. Chính v́ vậy, họ tỏ ra lo lắng trước những động thái đối đầu dồn dập giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong thời gian qua.
Su Gengsheng, một người nổi tiếng trên mạng xă hội với 300.000 lượt theo dơi, đă công khai bày tỏ sự băn khoăn trên Weibo về cuộc sống của người Trung Quốc 4 ngày sau khi Mỹ tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh. Su vốn là một người hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp.
V́ vậy, đây thực sự là một điều bất thường khi cô đề cập tới vấn đề chính trị và chiến tranh thương mại, chủ đề mà cô rất hiếm khi nhắc tới từ trước tới nay. Bài viết của cô cũng nhận được rất nhiều phản hồi của những người theo dơi.
Theo SCMP, người Trung Quốc đă bắt đầu cảm nhận được những ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại thông qua việc giá cổ phiếu, giá nhà đất, bất động sản có xu hướng tiếp tục giảm. Những gia đ́nh có ư định gửi con qua Mỹ du học cũng tỏ ra băn khoăn với định hướng trước đó.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang vận động người dân chuẩn bị sẵn sàng cho những khó khăn dự kiến sẽ c̣n kéo dài trước mắt.
“Chỉ trong 2 tuần, quan điểm của bạn bè tôi đă thay đổi. Chúng tôi từng nghĩ chiến tranh thương mại là điều không tưởng. Giờ đây tôi bắt đầu thấy lo ngại rằng đồng Nhân dân tệ có thể sẽ mất giá trong tương lai gần và nhiều hậu quả khác khi 2 bên bước vào cuộc đối đầu thương mại toàn diện không chỉ về thương mại và kỹ thuật mà c̣n về tài chính và thị trường tiền tệ”, một người dân sống tại Quảng Châu cho hay.
Giá cả lương thực tăng 6,1 % trong tháng 4 v́ giá lợn và hoa quả tăng. Tuần trước, Bắc Kinh thành lập một đội ngũ chuyên theo dơi t́nh h́nh việc làm ở Trung Quốc. Động thái này dường như cho thấy sự quan ngại của Bắc Kinh về viễn cảnh t́nh trạng thất nghiệp có thể gia tăng khi căng thẳng thương mại với Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt.
“Đồng Nhân dân tệ giảm tỷ giá so với USD, 500 gram nho tăng gia lên 4,3 USD và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hồ Xuân Hoa sẽ lănh đạo tổ chức theo dơi thị trường việc làm. Cuộc chiến thương mại đang ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày của chúng tôi”, anh Yan Chao, 30 tuổi, giám đốc điều hành một công ty quảng cáo ở Thượng Hải, cho biết.
Các khoản vay nợ cũng là điều khiến người Trung Quốc lo lắng khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Eli Mai, một giám đốc kinh doanh ở Quảng Châu, gần như phải dành gần hết tiền lương để trợ nợ tiền nhà hàng tháng. Vào cuối năm ngoái, Mai cảm thấy sự nghiệp của anh bắt đầu chững lại và tiền anh phải chi vượt quá tiền anh kiếm được khiến anh phải nghĩ cách đầu tư khác.
“Việc kinh doanh đến giờ chưa có lợi nhuận. Tôi chỉ ước chiến tranh thương mại sớm qua đi càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, mặt khác, tôi nghĩ rằng c̣n lâu nữa mới có một kết cục tốt đẹp”, Mai nói.
VietBF @ sưu tầm