Công nghệ được cho là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất và chính là tâm điểm trong cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một người làm việc trên mỏ đất hiếm ở Giang Tây, Trung Quốc tháng 10/2010. Ảnh: Reuters.
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chống lại các chính sách của Bắc Kinh mà theo ông là phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc và bóp méo thị trường toàn cầu đang trở thành cuộc chiến giành quyền kiểm soát các công nghệ truyền thông và điện toán tiên tiến, giới chuyên gia đánh giá.
Bước phát triển này đang đưa cuộc xung đột xuyên Thái B́nh Dương mở rộng sang các lĩnh vực nhạy cảm khác như an ninh quốc gia hay nhân quyền, khiến cho việc giải quyết nhanh chóng xung đột trở nên xa vời.
Quyết định của chính quyền Trump đưa Huawei, tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc, vào danh sách đen, cùng với khả năng giới chức Mỹ sẽ có những động thái tương tự với các công ty khác của Trung Quốc đang đẩy căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh lên đỉnh điểm.
"Chiến tranh thương mại nhưng công nghệ mới là khía cạnh bị ảnh hưởng mạnh nhất", Paul Triolo, người đứng đầu ban chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group, công ty tư vấn rủi ro chính trị, trụ sở ở New York, Mỹ, nhận xét.
Những động thái leo tháng của Mỹ đă bắt đầu gây ra tổn thương thực sự cho Trung Quốc. Hôm 22/5, hai công ty viễn thông Anh là Vodafone và một đơn vị thuộc BT Group cho biết họ sẽ ngừng sử dụng điện thoại thông minh của Huawei trong các mạng lưới mới nhất. Arm Holdings, công ty thiết kế chip xử lư cho điện thoại di động, thông báo sẽ "tuân thủ mọi giới hạn mới nhất mà chính quyền Mỹ đặt ra" với Huawei.
Dù tổn thất về tài chính đang gia tăng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh không có dấu hiệu run sợ. Trong một chuyến thăm khu vực phía nam Trung Quốc hồi đầu tuần, ông kêu gọi người dân chuẩn bị tâm lư cho những khó khăn phía trước.
Những tuần sắp tới, chính quyền Mỹ dự kiến áp đặt trừng phạt đối với công ty Hangzhou Hikvision Digital Technology như một phần trong chiến dịch gây sức ép lên các công ty Trung Quốc và có thể là cả các quan chức có liên quan tới những chính sách của Bắc Kinh mà Washington cho là nhằm đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, Triolo nhận định.
Các công ty Trung Quốc khác tham gia cung cấp camera và máy tính cho hệ thống giám sát Bắc Kinh sử dụng để theo dơi người Hồi giáo Tân Cương, hay người Duy Ngô Nhĩ, cũng có thể phải hứng chịu trừng phạt từ Mỹ. Trong số các mục tiêu tiềm tàng có công ty Zhejiang Dahua Technology ở thành phố Hàng Châu. Đây là công ty thiết bị giám sát lớn thứ hai thế giới, doanh thu năm ngoái đạt 3,4 tỷ USD.
Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ về châu Á Randall Schriver tháng này cho biết khoảng ba triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam tại các trại tập trung do chính quyền Trung Quốc lập ra. Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải bác bảo thông tin về các trại tập trung, khẳng định người dân Tân Cương tự nguyện tham gia những trung tâm dạy nghề.
Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng đang thực hiện những bước đi nhằm hạn chế mối liên kết về thương mại giữa hai quốc gia.
Hồi đầu tháng, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) bỏ phiếu nhất trí cấm China Mobile cung cấp dịch vụ viễn thông tại Mỹ. Chủ tịch FCC Ajit Pai thông báo ủy ban "đang cân nhắc" các giấy phép từng cấp cho hai nhà mạng Trung Quốc khác là China Unicom và China Telecom.
Gian hàng của ZTE tại một triển lăm công nghệ ở Bắc Kinh hồi năm 2017. Ảnh: Reuters.
Một hội đồng do Bộ Tài chính đứng đầu đang xem xét kỹ lưỡng các đề xuất đầu tư của Trung Quốc vào những công ty công nghệ Mỹ và Bộ Thương mại đang soạn thảo những điều luật mới nhằm hạn chế xuất khẩu 14 loại công nghệ tiên tiến, bao gồm máy tính lượng tử, robot và trí tuệ nhân tạo, sang Trung Quốc.
Chưa đầy hai tuần trước, Mỹ và Trung Quốc gần đạt được một thỏa thuận thương mại mà như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin miêu tả là "mang ư nghĩa lịch sử".
Nhưng nỗ lực vào phút chót của các nhà đàm phán Trung Quốc nhằm giảm bớt các điều khoản cốt lơi đă khiến Tổng thống Trump quyết định tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và bắt đầu các bước để áp thuế với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc.
Hôm 15/5, ông chủ Nhà Trắng kư một sắc lệnh hành pháp trao nhiều quyền lực hơn cho Bộ trưởng Tư pháp để ngăn các công ty Mỹ mua thiết bị viện thông từ nước ngoài mà có thể khiến mạng lưới Mỹ bị "ảnh hưởng thảm khốc".
Tập đoàn Huawei, Trung Quốc, không có tên trong sắc lệnh của Trump nhưng giới phân tích nhận định biện pháp này rơ ràng nhắm tới Huawei, công ty có doanh số đạt 105 tỷ USD vào năm ngoái.
"Đàm phán thương mại sụp đổ sẽ tạo cơ hội cho những tiếng nói cứng rắn về an ninh quốc gia được thoải mái hành động hơn. Đây dường như mới là khởi đầu", David Hanke, cựu thành viên Ủy ban T́nh báo Thượng viện Mỹ, nhận xét. "
Chính quyền Mỹ cho biết những biện pháp mạnh tay nhằm ngăn các công ty Trung Quốc gắn những công nghệ gián điệp vào sản phẩm của ḿnh để giúp Bắc Kinh do thám người Mỹ hay phá hoại những dịch vụ quan trọng trong trường hợp xảy ra xung đột.
Năm 2017, quân đội Mỹ đă ra lệnh ngừng sử dụng các máy bay không người lái do công ty DJI, trụ sở ở Thâm Quyến, sản xuất, khi chính phủ Mỹ đưa ra cảnh báo rằng chúng có thể gửi dữ liệu về máy chủ ở Trung Quốc.
DJI, nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu thế giới, phủ nhận các cáo buộc nhưng tuần qua, Bộ An ninh Nội địa đă cảnh báo các công ty Mỹ về "những rủi ro vốn có của việc sử dụng thiết bị bay không người lái sản xuất ở Trung Quốc", đồng thời gợi ư một số biện pháp họ nên thực hiện để giảm thiểu rủi ro.
Các công ty Trung Quốc phụ thuộc khá lớn vào những nhà cung cấp Mỹ về một số bộ phận quan trọng trong máy móc, đặc biệt là chất bán dẫn. Khi Bộ Thương mại Mỹ năm ngoái cấm các công ty nước này cung cấp hàng cho ZTE, một ông lớn viễn thông khác của Trung Quốc, đây được coi như đ̣n chí tử nhằm vào ZTE.
Trump băi bỏ lệnh cấm sau lời đề nghị cá nhân từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và ZTE đồng ư chịu án phạt một tỷ USD.
Một người làm việc trên mỏ đất hiếm ở Giang Tây, Trung Quốc tháng 10/2010. Ảnh: Reuters.
Một người làm việc trên mỏ đất hiếm ở Giang Tây, Trung Quốc tháng 10/2010. Ảnh: Reuters.
Bắc Kinh không có những đ̣n bẩy như Washington nhưng chính quyền Trung Quốc cũng có thể gây tổn thất nặng nề cho các công ty Mỹ nếu họ muốn. Trung Quốc chiếm hơn 90% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Đây là nhóm 17 nguyên tố hóa học dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm như điện thoại thông minh, tivi, máy ảnh, bóng đèn, xe điện và vũ khí.
"Đất hiếm giờ đây có thể trở thành vũ khí sắc bén của Trung Quốc bởi chúng là thành phần quan trọng trong rất nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại. Dù Australia có khai thác đất hiếm và Mỹ sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm dồi dào, để tăng sản lượng của chúng sẽ rất tốn thời gian", Rob Atkinson,chủ tịch Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin cho hay.
Trung Quốc c̣n có thể trả đũa Mỹ thông qua hàng loạt biện pháp hành chính khác nhau. Đến nay, gần 1/5 công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc đă bị chính quyền tăng cường kiểm tra, giám sát hoặc bị chậm thông qua thu tục hải quan khi cuộc chiến về thuế nổ ra, theo khảo sát của Pḥng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc.
Dù tỏ ra cứng rắn, giới phân tích cho rằng chính quyền Trump thực tế vẫn hướng tới một thỏa thuận.
"Tôi vẫn nghĩ Nhà Trắng muốn thỏa hiệp", Scott Kennedy, cố vấn cấp cao về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) b́nh luận. "Hiện tại, chúng ta đang rơi tự do. Hy vọng, chúng ta có thể t́m được một điểm cân bằng".
VietBF © sưu tầm