Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung khiến Trung Quốc lao đao. Những Bắc Kinh vẫ to mồm, lên tiếng sẽ trả dũa Mỹ. Nhưng nếu đặt Huawei lên đàm phán, ông Trump có cơ hội chiến thắng?
Dùng đ̣n thuế quan chưa hiệu quả, Tổng thống Trump có cơ hội giành được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/5 (giờ địa phương) đă lần đầu tiên đề cập đến bất đồng thương mại với Trung Quốc và các lệnh cấm mà nước này đang áp đặt lên Huawei.
Tổng thống Trump bày cách mới để có được đàm phán với Bắc Kinh
Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Trump đă nói rằng, hai nước có thể tiến tới thỏa thuận thương mại và vấn đề Huawei có thể được đưa vào thỏa thuận lần này.
“Nếu chúng ta thiết lập một thỏa thuận, tôi có thể nghĩ đến khả năng đưa Huawei vào, dưới một h́nh thức nào đó hoặc trong phần nào đó” - ông Trump tuyên bố sau khi đánh giá Huawei là một sản phẩm rất "nguy hiểm" cho các quốc gia.
Tổng thống Trump rất lạc quan về khả năng sớm kết thúc cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sau khi hiệu ứng từ lệnh cấm của ông đối với Tập đoàn viễn thông Trung Quốc - Huawei đang được hàng loạt các công ty ở quốc gia đồng minh ủng hộ mạnh mẽ.
Sau cuộc họp của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Washington hôm 10/5 vừa qua, hai bên chưa có kế hoạch triển khai cuộc họp mới. Triển vọng đàm phán chưa có dấu hiệu tích cực, trừ các tuyên bố của ông Trump.
Nhà lănh đạo Mỹ đă tạo nên làn sóng tranh căi tại Mỹ khi liên tục sử dụng đ̣n thuế quan nhằm vào hàng hóa, sản phẩm công nghệ Trung Quốc.
Giới chuyên gia cho rằng, áp đ̣n thuế quan không giúp ông Trump rút tiền của nước ngoài để đưa vào Kho bạc Mỹ như lời ông này vẫn tự tin. Nếu tiếp tục kéo dài chiến thuật này, ông Trump có thể sẽ không đạt được bất cứ tiến bộ nào đối với cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ván cờ có thể lật ngược một khi Huawei được đặt lên bàn đàm phán và ngă giá.
Là công ty công nghệ viễn thông hàng đầu Trung Quốc, Huawei được cho là niềm tự hào của người dân Trung Hoa, đưa sản phẩm công nghệ của họ cạnh tranh với các hăng lớn trên thế giới như Apple hay Samsung.
Nhưng sắc lệnh cấm công ty Mỹ hợp tác với Huawei của ông Trump đang bắt đầu phát huy tác dụng. Hàng loạt công ty sản xuất, lắp ráp công nghệ, thiết bị điện tử trên khắp thế giới đă gửi đi ẩn ư cho rằng, có thể sẽ không hợp tác với hăng công nghệ viễn thông Huawei. Từ con chip đến thẻ nhớ SD, hệ điều hành hay các ứng dụng quốc tế.
Sức ép quá lớn đến từ các đối tác của Huawei trên toàn cầu có thể khiến hăng công nghệ Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề cả về uy tín và doanh thu. Do đó, để cứu "đứa con cưng", Trung Quốc cũng rất có thể sẽ chấp nhận một ṿng đàm phán mới.
Trong một diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong khẳng định đă gửi công hàm phản đối hành vi "bắt nạt" Huawei của Mỹ, nhấn mạnh nếu Washington muốn nối lại các cuộc đàm phán với Bắc Kinh trước hết nên "chân thành" và sửa chữa các hành động sai lầm".
Ông này tiếp tục nhắc lại quan điểm cũ của chính quyền Bắc Kinh, khẳng định Trung Quốc sẽ tiến hành mọi bước đi cần thiết để bảo vệ lợi ích của các công ty Trung Quốc.
"Chỉ có việc dựa trên nguyên tắc b́nh đẳng và tôn trọng lẫn nhau th́ các cuộc đàm phán mới có thể tiếp tục" - ông Cao Phong nêu quan điểm đồng thời tuyên bố Bắc Kinh sẽ "không lùi bước" trước các nguyên tắc lớn bất di bất dịch.